Kinh nghiệm Hướng dẫn tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt

Hướng dẫn tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt

3135
kế toán lương

Tính tiền lương là công việc quen thuộc, đơn giản với một kế toán lương. Bình thường kế toán chỉ tính tiền lương chính, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng các kỳ nghỉ lễ cho công nhân viên. Nhưng có lúc sẽ phát sinh  trường hợp đặc biệt như: người lao động trong thời gian nghỉ để điều trị tai nạn lao động, người lao động bị tạm giữ, tạm giam, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian học tập, đào tạo… Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền lương cả trong những trường hợp đặc biệt nhất.

1. Hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ

Hướng dẫn tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt

Làm thêm giờ: khoảng thời gian làm việc ngoài khung thời gian làm việc chính đã được thỏa thuận trong hợp đồng với Công ty và theo quy định của Nhà nước (không áp dụng đối với khối lao động trực tiếp).

Người lao động được làm thêm giờ cũng phải đáp ứng các điều kiện được quy định Theo Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP và Điều 106, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13:

– Được sự đồng ý của người lao động.

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động:

+  Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày

+  Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Nếu áp dụng quy định làm việc theo tuần)

+  Không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm (trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm)

Kế toán tiền lương làm thêm giờ:

Trong đó:

– Ltt : là tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước

– Hcb : là hệ số tiền lương cơ bản của người lao động.

– ∑Hpc : là tổng các hệ số phụ cấp của người lao động.

– Klt: là hệ số điều chỉnh tiền lương làm thêm giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

– Làm thêm vào ngày thường: Klt = 1,5

– Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần: Klt = 2,0

– Làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Klt = 3,0

2. Tính tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ để điều trị tai nạn lao động (TLtnlđ)

Trong đó:

– Ltt : là tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước

– Hcb : là hệ số tiền lương cơ bản của người lao động.

– ∑Hpc : là tổng các hệ số phụ cấp của người lao động.

3. Tính tiền lương cho người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam (TLtgg)

– Theo quy định tại Khoản 3, Điều 67 Bộ luật lao động, người lao động trong khoảng thời gian bị tạm giam, tạm giữ vẫn sẽ được người sử dụng lao động trả trước 50% tiền lương với mức bằng 50% tiền lương cơ bản của tháng trước liền kề (trường hợp bị tạm giam giữ do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động).

KT lương NLĐ bị tạm giam

– Qua xét xử, nếu lỗi thuộc về phía người lao động thì người lao động phải trả lại Công ty số tiền đã được tạm ứng. Nếu lỗi thuộc về phía người sử dụng lao động thì Công ty phải trả đủ cho người lao động 50% số tiền lương còn lại, tiền bảo hiểm trong thời gian bị tạm giam, giữ. Nếu lỗi do cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ quan này phải bồi thường cho Công ty (người sủ dụng lao động) số tiền đã tạm ứng cho người lao động và trả cho người lao động số tiền lương còn lại, tiền bảo hiểm theo quy định.

Cách kế toán tiền lương cho người lao động bị tạm giam, giữ:

– Lưu ý: Nếu người lao động vi phạm nhưng không liên quan đến quan hệ lao động thì người lao động sẽ không được nhận tiền lương tạm ứng từ người sử dụng lao động.

4. Tính tiền lương trả cho người lao động trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép

5. Tính tiền lương trả cho những ngày phải ngừng việc

Điều 62 Bộ luật lao động quy định về trả tiền lương cho người lao động vào ngày phải ngừng việc như sau:

– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương.

– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

6. Tính tiền lương trả cho người lao động trong thời gian học tập, đào tạo như sau

– Trường hợp người lao động được Công ty, Cơ quan cử đi học tập, đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động đoàn thể theo chỉ thị của cấp trên; luyện tập quân sự theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương mà có kết quả tốt thì những ngày đi học tập, đào tạo đó sẽ được tính lương như ngày đi làm bình thường.

tính lương thời gian đi học tập

– Nếu người lao động tự tham gia lớp đào tạo, huấn luyện và có sự đồng ý của cấp trên thì tiền lương được tính theo thỏa thuận giữa người lao động và Cơ quan, Công ty.

7. Tính tiền lương trả cho thời gian tạm đình chỉ công việc

Điều 2 Bộ luật lao động quy định về việc tính lương cho người lao động trong thời gian đình chỉ công việc như sau:

– Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

– Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.

– Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.

– Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.

Hướng dẫn tính tiền lương trường hợp này như sau:

Trên đây là những hướng dẫn về cách kế toán tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt. Những trường hợp này không thường xuyên xảy ra nhưng kế toán cũng cần biết và ghi nhớ nghiệp vụ kế toán cơ bản. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn.

Xem thêm:

Hướng dẫn kế toán cách thức viết ủy nhiệm chi

Tổng hợp kiến thức về công việc kế toán nội bộ