Bạn đang có dự định làm việc kế toán cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng chưa có kinh nghiệm? Bạn là kế toán muốn tìm hiểu thêm kiến thức về kế toán vận tải doanh nghiệp? Chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết này – tổng hợp những kinh nghiệm làm kế toán trong lĩnh vực vận tải.
1. Kế toán vận tải doanh nghiệp
Như bạn đã biết, mỗi ngành nghề có những đặc thù công việc khác nhau. Doanh nghiệp vận tải cũng là một ngành khá đặc biệt mà kế toán yêu cầu về trình độ và chuyên môn cao mới có thể đáp ứng công việc.
Bên cạnh nghiệp vụ kế toán cơ bản, kế toán của vận tải doanh nghiệp sẽ có thêm những yêu cầu đặc thù với công việc. Kế toán có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả.
Hình dung chi tiết hơn về công việc kế toán doanh nghiệp vận tải và những sai sót có thể phát sinh tại bài viết 6 lưu ý kế toán doanh nghiệp vận tải cần đặc biệt quan tâm
2. Những yêu cầu với kế toán vận tải doanh nghiệp
Khi làm việc kế toán vận tải cho doanh nghiệp, bạn phải đảm bảo hoàn thành những yêu cầu sau:
– Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.
– Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe.
– Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh.
– Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa.
3. Danh mục tài khoản và theo dõi chi phí cần nhớ
3.1. Danh mục tài khoản
Kế toán thực hiện hạch toán chi phí, tính giá thành ở TK 154.
3.2. Đối tượng chi phí
Theo dõi theo từng đối tượng chi phí hoặc đầu xe, hợp đồng hay mảng kinh doanh.
4. Nghiệp vụ vận tải
4.1. Ghi nhận chi phí trực tiếp
- Kế toán ghi chép lại các phiếu hoá đơn mua xăng mà nhân viên lái xe nộp lại khi kết thúc ca hoặc định kỳ (tuỳ công ty).
- Ghi chép lại bảng kê tiền mà đơn vị cung cấp xăng đã gửi theo từng ngày trên từng đầu xe.
- Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường.
- Hạch toán chi phí xăng: Nợ 154/Có 331, 111. (Chi tiết cho từng đầu xe, hay từng hợp đồng).
- Kế toán ghi chép lại số ca vận chuyển của lái xe và xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca.
- Kế toán tính lương cho từng ca cho lái xe theo bảng định mức doanh thu. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được
- Hạch toán lương lái xe: Nợ 154/Có 334 chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe
- Hạch toán trực tiếp cho từng đầu xe, hoặc hợp đồng. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe
- Định khoản: Nợ 154/Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe
- Hạch toán trực tiếp cho từng xe, hoặc phân bổ cho từng hợp đồng
- Định khoản: Nợ 154/có 214 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe
-
Hạch toán Nợ 642, 641 /Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe hay phân bổ cho từng hợp đồng
4.2. Ghi nhận doanh thu trực tiếp
- Kế toán lập lập bảng kê chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe căn cứ vào Bảng lịch trình xe (đã được duyệt)
- Hạch toán: Nợ 111, 112, 131 / Có 513, 3331 chi tiết cho từng xe, từng hợp đồng
4.3. Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ
- Kế toán ghi nhận các chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (hạch toán thông thường) – Không ghi nhận chi tiết
- Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng hoặc từng đầu xe
4.4. Xác định kết quả kinh doanh
Kế toán xác định kết quả kinh doanh căn cứ vào doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:
5. Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng
5.1. Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong công ty
– Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe.
– Chi phí phụ tùng sửa chữa:
+ Khi mua về nhập kho
Nợ 152/Có 331, 111, 112
+ Khi xuất dùng
Nợ 154/Có 152
– Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: Nợ 154/Có 334.
– Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112.
– Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 512, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa.
5.2. Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài công ty
– Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe.
– Chi phí phụ tùng sửa chữa:
+ Khi mua về nhập kho
Nợ 152/Có 331, 111, 112
+ Khi xuất dùng
Nợ 154/Có 152
– Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: Nợ 154/Có 334.
– Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112.
– Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 513,3331, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa.
Trên đây là những kinh nghiệm nghiệp vụ về kế toán vận tải mà ketoan.vn tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho công việc của bạn.
Xem thêm:
Kinh nghiệm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế
Kế toán thương mại dịch vụ tại doanh nghiệp làm công việc gì?