Kinh nghiệm Cách xử lý thuế GTGT khi Hàng hóa tài sản bị hư...

Cách xử lý thuế GTGT khi Hàng hóa tài sản bị hư hỏng

1592

Hàng hóa, tài sản hỏng hóc, tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố sản xuất, hay những nguyên nhân khác thì doanh nghiệp xử lý thuế GTGT thế nào? Thực tế, doanh nghiệp gặp phải trường hợp tổn thất, hàng hóa vẫn luôn xảy ra. Vì vậy cần có phương hướng xử lý, đặc biệt về thuế GTGT. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kế toán cách xử lý thuế GTGT khi hàng hóa tài sản bị hư hỏng.

1. Phân loại hàng hóa tài sản bị hư hỏng, tổn thất

Dựa vào tính chất, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hàng hóa có thể phân chi thành 3 nhóm chính sau:

– Nhóm 1: Hàng hóa tổn thất do điều kiện khách quan: thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ,…

– Nhóm 2: Hàng hóa hư hỏng do chủ quan trong quản lý: Bị mất, rơi, hỏng, làm mất hàng khi vận chuyển, sai quy trình sản xuất, bảo quản,…

– Nhóm 3: Hàng tổn thất, hư hại do sinh hóa tự nhiên: Các trường hợp hao mòn tự nhiên, hàng hết hạn sử dụng…

xử lý thuế GTGT
Hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất

2. Cách xử lý thuế GTGT trong các trường hợp hàng hóa tài sản bị hư hỏng

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được nhiều kiến nghị về việc hướng dẫn xử lý thuế GTGT đối với tài sản, vật tư, hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng nên đã đưa ra các hướng giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Hàng hóa tổn thất, doanh nghiệp không được bồi thường

Với những nguyên nhân chủ quan hàng hóa bị hư hỏng, hoặc doanh nghiệp không đăng ký bảo hiểm rủi ro thì doanh nghiệp sẽ không được nhận khoản bồi thường nào cả. Khi đó, doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

Cách xử lý này được căn cứ theo Công văn 4403/ BTC- CST: “Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm.”

xử lý thuế GTGT
Cách xử lý thuế GTGT với hàng hóa tổn thất

Trường hợp 2: Hàng hóa tổn thất, doanh nghiệp được nhận bồi thường, bảo hiểm

– Nếu trong hợp đồng bảo hiểm quy định: giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, thì:

+ Doanh nghiệp nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu tiền bồi thường.

+ Thực hiện khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

+ Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm.

– Nếu hợp đồng bảo hiểm quy định: giá trị bồi thường bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, thì:

+ Doanh nghiệp bị tổn thất xuất hóa đơn GTGT. Trong hóa đơn ghi rõ các chỉ tiêu: giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT, số tiền thuế GTGT được bồi thường.

+ Kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường. Và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại Công văn 4403/ BTC- CST.

xử lý thuế GTGT
Doanh nghiệp có thể được ủy quyền sửa chữa tài sản tổn thất

Trường hợp 3: Hàng hóa, tài sản tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bị tổn thất tự quyết định sửa chữa tài sản.

– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi tiền bồi thường cho doanh nghiệp bị tổn thất theo hóa đơn (mang tên doanh nghiệp bị tổn thất) sửa chữa tài sản và hợp đồng bảo hiểm.

– Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT của doanh nghiệp bị tổn thất.

– Nếu số tiền bồi thường bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Bên bảo hiểm phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Cách xử lý thuế GTGT với hàng hóa hư hỏng, tổn thất đều được căn cứ từ các Nghị định của Luật Thuế GTGT, của Chính phủ, được Bộ Tài chính hướng dẫn Cục thuế các địa phương thực hiện.

Xem thêm:

Điểm danh những mặt hàng không chịu thuế GTGT mới nhất

Các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT

Hạch toán thuế GTGT cho doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ