Bạn đã nắm được cách hạch toán vốn chủ sở hữu theo thông tư 200 chưa? Bài viết này Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
1. Kết cấu của tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu
Bên Nợ: Dùng để phản ánh vốn chủ sở hữu bị giảm
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu
- Điều chuyển vốn cho đơn vị khác
- Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá
- Giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp
- Bù lỗ kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền
- Hủy bỏ cổ phiếu quỹ
Bên Có: Dùng để phản ánh tăng vốn chủ sở hữu
- Nhận vốn góp của chủ sở hữu
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ có nguồn gốc vốn chủ sở hữu
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá
- Phát sinh quyền chọn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu
- Giá trị quà biếu, tặng, tài trợ được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu có số dư cuối kỳ bên có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp
Tài khoản 411 có 4 tài khoản cấp 2:
- TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
- TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
- TK 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
- TK 4118 – Vốn khác
2. Cách hạch toán tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu
2.1. Khi nhận góp vốn của chủ sở hữu, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112 (nếu nhận góp vốn bằng tiền)
Nợ TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)
Nợ TK 152, 155, 156 (nhận góp vốn bằng hàng tồn kho)
Nợ TK 211, 213, 241 (nhận góp vốn bằng tài sản)
Nợ TK 331, 339, 341 (chuyển nợ phải trả, vay thành vốn góp)
Nợ TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn góp có giá trị nhỏ hơn giá trị phần vốn góp của chủ sở hữu)
Có TK 411 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn góp có giá trị lớn hơn giá trị phần vốn góp của chủ sở hữu)
2.2. Huy động vốn từ các cổ đông của công ty cổ phần
a, Khi thu tiền mua cổ phiếu của các cổ động với giá phát hành theo mệnh giá của cổ phiếu, kế toán ghi
Nợ TK 111,112 (mệnh giá)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Công ty cổ phần ghi nhận chi tiết mệnh giá cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trên TK 41111; Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi trên tài khoản 41112.
b, Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông mà có sự chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá, kế toán ghi
Nợ TK 111,112 (giá phát hành)
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành lớn hơn mệnh giá)
c, Khi phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 111, 112
2.3. Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu
a, Phát hành thêm cổ phiếu từ thặng dư vốn cổ phần
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
b, Phát hành thêm cổ phiếu từ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
c, Phát hành cổ phiếu từ lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
3.4. Phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác
a, Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá, hạch toán
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
b, Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
2.5. Phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531- Quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (mệnh giá > giá phát hành)
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (mệnh giá < giá phát hành)
2.6. Khi doanh nghiệp bổ sung các nguồn vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác:
Nợ TK 412, 414, 418, 441
Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Hi vọng Ketoan.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cách hạch toán tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu
Xem thêm bài viết tại