Khi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập chịu thuế ở Việt Nam nhưng chưa có trụ sở, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam để nộp thuế theo pháp luật Việt Nam thì phải đăng ký mã số thuế nhà thầu.
Tìm hiểu thông tin đầy đủ về Thuế nhà thầu tại nguồn sau: Thuế nhà thầu (FCT) là gì? Hiểu đúng và đủ về thuế nhà thầu |
Mời các bạn tải về mẫu bảng kê đăng ký mã số thuế nhà thầu cho công ty nước ngoài trong bài viết dưới đây.
- Tải về mẫu file Excel để tổng hợp số liệu kê khai thuế
- Tải về mẫu bảng theo dõi thời gian làm việc hàng tuần
- Tải về mẫu công văn xin hoãn thanh tra thuế tại đơn vị
1. Mã số thuế nhà thầu là gì?
Mã số thuế nhà thầu là một dãy số do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế. Mã số thuế nhà thầu là 1 dãy số định danh gồm 10 hoặc 13 chữ số để nhận biết.
Mã số thuế nhà thầu dùng cho người nộp thuế sử dụng tính, kê khai và nộp thuế cho CQT. Ngoài ra mã số nhà thầu cũng là phương tiện để cơ quan thuế theo dõi và quản lý thuế.
2. Khi nào cần đăng ký mã số thuế nhà thầu?
Khi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập chịu thuế ở Việt Nam nhưng chưa có trụ sở, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam để nộp thuế theo pháp luật Việt Nam thì phải đăng ký mã số thuế nhà thầu.
3. Đối tượng chịu thuế nhà thầu
- Kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận, cam kết.
- Phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế. Nếu như bên bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
- Cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và phát sinh thu nhập tại Việt Nam. (Thường hay gọi là xuất nhập khẩu tại chỗ)
- Thông qua bên Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài.
4. Đối tượng không chịu thuế nhà thầu
- Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến).
- Dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
- Hàng hóa không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam.
- Môi giới như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Một số dịch vụ được thực hiện tại nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng.
- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet).
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư, luật dầu khí,…
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa làm kho hàng hóa. Nhằm để phục vụ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng. Hoặc là để cho doanh nghiệp khác gia công.
- Xúc tiến đầu tư và thương mại.
- Chia cước thanh toán dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài. Mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
- Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị. Bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo.