Chế Độ Kế Toán Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định cho doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định cho doanh nghiệp

1301
chuẩn mực kế toán tài sản
Red Office Folder with Inscription Assets on Office Desktop with Office Supplies and Modern Laptop. Business Concept on Blurred Background. Toned Image.

Những quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định được chuẩn hóa trong các chuẩn mực kế toán, như: chuẩn mực kế toán số 03 về Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực kế toán 04 về tài sản cố định vô hình và chuẩn mực 06 về tài sản cố định thuê tài chính, kèm theo đó là các thông tư được ban hành. Cùng Ketoan.vn tìm hiểu các quy định trong chuẩn mực kế toán về tiêu chuẩn là TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định khấu hao và thanh lý TSCĐ nhé!

chuẩn mực kế toán tài sản cố định

I. Các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định

Tài sản cố định là một bộ phận không thể thiếu trong tổng tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bộ mặt tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định một tài sản có được coi là tài sản cố định hay chi phí sản xuất kinh doanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ghi nhận tài sản cố định phải tuân theo các quy định được ghi trong chuẩn mực kế toán về TSCĐ và các thông tư hướng dẫn kèm theo.

1. Tiêu chuẩn để ghi nhận là TSCĐ

Một tài sản được coi là tài sản cố định nếu nó thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
  • Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
  • Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên

Kế toán tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn…

2. Các xác định nguyên giá tài sản cố định

Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ thì tài sản phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của TSCĐ được hiểu là khoản tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc được tính theo giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm ghi nhận.

3. Các nguyên tắc quản lý tài sản cố định

Theo Chuẩn mực, mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng để tiện cho việc theo dõi, quản lý. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản giao nhận tài sản
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan

Mỗi TSCĐ phải được đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi theo từng đối tượng và được phản ánh trong sổ theo dõi.

Tài sản cố định được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị sổ sách, theo công thức sau:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá – Số hao mòn lũy kế

Đối với những tài sản không dùng đến, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, DN phải quản lý và theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành tại Thông tư 45/2013/TT- BTC.

Đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc quản lý.

Các quy định về trích khấu hao tài sản cố định

khấu hao tài sản cố định

1. Xác định thời gian trích khấu hao

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về trích khấu hao tài sản cố định theo những quy định sau

  • Đối với TSCĐ mới chưa qua sử dụng, doanh nghiệp căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ tại Phụ lục 1 ban hành kèm thông tư 45/2013/TT- BTC để xác định thời gian khấu hao của tài sản đó.
  • Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian khấu hao được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao =  (Giá trị hợp lý của TSCĐ/ Giá bán của TSCĐ mới cùng loại)x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại, được xác định như trên.

2. Các phương pháp trích khấu hao theo quy định

a, Khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh nhưng tối đa không được vượt quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.

b, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Đây là phương pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Để có thể sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới chưa qua sử dụng
  • Là máy móc, thiết bị dùng cho việc đo lường, thí nghiệm

c, Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Để sử dụng phương pháp khấu hao này, tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất của TSCĐ
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng không thấp hơn 100% công suất thiết kế

Hi vọng, các bạn đã nắm được những kiến thức về chuẩn mực kế toán về tài sản cố định để phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết:

>>3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

>>Thủ tục và cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình