Quyết toán thuế là công việc mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm về quyết toán thuế 5 năm trong doanh nghiệp nhé.
1. Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là một trong những việc làm bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong một khoảng thời gian cụ thể. Quyết toán thuế nhằm mục đích truy thu các loại thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TNCN của doanh nghiệp.
Theo như quy định quản lý thuế hiện hành thì các doanh nghiệp cần phải:
- Tự tính toán, kê khai, nộp đủ tiền đóng thuế.
- Phải chịu trách nhiệm về tính chính xác với các số liệu đã kê khai.
2. Tại sao lại là 5 năm? Thời hạn quyết toán thuế
Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn bắt buộc phải quyết toán thuế của các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Thông tư số 166/2013/TT-BTC, ban hành ngày 15/11/2013, về xử phạt vi phạm hành chính thuế, Bộ Tài chính đã có quy định như sau: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.
Với quy định trên, nếu như quá 5 năm không thực hiện quyết toán thuế thì doanh nghiệp sẽ bị quy vào trường hợp có hành vi trốn thuế, sẽ phải chịu xử phạt nộp tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn và tiền phạt chậm nộp vào ngân sách; đồng thời phải tự quyết toán thuế cho từng năm chưa thực hiện kê khai.
Như vậy; thời hạn quyết toán thuế bao nhiêu năm 1 lần hiện chưa được quy định cụ thể. Nhưng nếu để quá 5 năm không quyết toán thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp nên chủ động khi quyết toán thuế
Do chưa quy định thời hạn nên không ít doanh nghiệp chọn 5 năm mới quyết toán thuế 1 lần. Tuy nhiên; việc quyết toán thuế trong thời gian quá dài dễ dẫn tới nhầm lẫn; thậm chí nếu làm không kịp doanh nghiệp còn phải nộp phạt khoản chi phí không nhỏ; rất tốn kém.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra; các doanh nghiệp nên chủ động hơn khi quyết toán thuế bằng cách chủ động gửi yêu cầu quyết toán thuế lên cơ quan thuế.
Khi nhận được yêu cầu này; cơ quan thuế sẽ dựa vào lĩnh vực kinh doanh; quy mô kinh doanh của từng cá nhân; doanh nghiệp để đưa ra thời gian quyết toán thuế phù hợp. Doanh nghiệp sẽ có căn cứ thời gian rõ ràng để chủ động hơn trong việc thực hiện quyết toán thuế.
4. Doanh nghiệp xin hoãn quyết toán thuế được bao lâu?
Việc quyết toán thuế trong thời gian quá dài như 3 năm, 5 năm khiến doanh nghiệp gặp không ít nhầm lẫn. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn phải nộp các khoản phí không nhỏ vì những sai sót trong quá trình kê khai thuế
Vì vậy để hạn chế các rủi ro doanh nghiệp cần chủ động thực hiện quyết toán thuế bằng cách gửi yêu cầu quyết toán thuế lên cơ quan thuế. Khi nhận được yêu cầu, cơ quan thếu sẽ dựa vào quy mô kinh doanh, lĩnh vực của từng cá nhân, doanh nghiệp để đưa ra thời gian quyết toán thuế phù hợp
Trường hợp doanh nghiệp cần xin hoãn thời gian quyết toán thuế, doanh nghiệp cần gửi đơn xin hoãn lên cơ quan thuế
5. Các bước quyết toán thuế
Bước 1: Xem xét các sai sót có thuộc lỗi trọng yếu hay không
- Nếu sai sót đó không thuộc lỗi trọng yếu thì doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh ở năm hiện tại.
- Trường hợp nếu phát hiện sai sót thuộc lỗi trọng yếu và làm ảnh hưởng đến số thuế doanh nghiệp nộp thì cần thực hiện làm lại BCTC và các sổ sách kế toán.
Bước 2: Làm lại báo cáo tài chính và sổ sách kế toán nếu có sai sót trọng yếu
- Chuẩn hóa lại sổ sách.
- Làm lại KHBS quyết toán thuế TNDN bổ sung các năm có phát hiện sai sót.
- Thực hiện nộp lại Báo cáo tài chính được điều chỉnh.
- Thực hiện nộp bổ sung tiền thuế và tiền nộp chậm (số tiền x 0,03%, 0,05%/ngày) nếu việc làm lại phát sinh nghĩa vụ nộp thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
- Chuẩn bị văn bản giải trình khi được cơ quan thuế kiểm tra.
- Doanh nghiệp được nộp thay thế bổ sung mọi tờ khai khi có quyết định thanh kiểm tra thuế.
Bước 3: Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm
- Trường hợp nếu chưa nộp hồ sơ khai thuế năm; thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng; quý có sai sót và tổng hợp lại số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế của năm.
- Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm; thì doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Nếu bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế cần nộp thì doanh nghiệp cần định lại số thuế phải nộp của tháng; quý và khai bổ sung hồ sơ khai tháng; quý và tiền nộp chậm nếu có.
Xem thêm
Tải về Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành
Mẹo quyết toán thuế TNDN mà kế toán cần nắm chắc trong lòng bàn tay
Những “kinh nghiệm vàng” khi làm quyết toán thuế công ty thương mại
Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2019 cho người mới làm kế toán
Những giấy tờ, hồ sơ cần chuyển bị để quyết toán thuế nhanh, chính xác nhất