Chế Độ Kế Toán Chuẩn mực kế toán Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 32 –...

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 32 – Financial instruments presentation (Trình bày công cụ tài chính)

2161
Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 32 – Financial instruments presentation (Trình bày công cụ tài chính)

IAS 32 – Financial instruments presentation (Trình bày công cụ tài chính) hướng dẫn các nguyên tắc trong việc trình bày các công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính.

International Accounting Standard (IAS) là các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC), có trụ sở tại Luân Đôn, vương quốc Anh ban hành từ năm 1973 đến năm 2001. Sau thời điểm này, IASC tái cấu trúc thành Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). IASB kế thừa các IAS do IASC ban hành, đồng thời sửa đổi và ban hành các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế mới là International Financial Reporting Standard (IFRS).

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 32 – Financial instruments presentation (Trình bày công cụ tài chính)

1. Định nghĩa

Financial instruments (Công cụ tài chính) là các thỏa thuận mua bán làm phát sinh “Financial assets” cho bên mua và phát sinh “Equity instruments” hoặc “Financial liabilities” cho bên bán.

Trong doanh nghiệp, vốn có thể huy động từ 2 nguồn là:

  • Financial liabilities: Là nguồn vốn vay như đi vay; phát hành trái phiếu; nhận tiền gửi…
  • Equity instruments: Là nguồn vốn chủ sở hữu như phát hành cổ phiếu; quyền mua cổ phiếu.

Do đó:

  • Khi doanh nghiệp bán Equity instruments/Liability instruments: Doanh nghiệp phải ghi tăng giá trị vốn chủ sở hữu hoặc ghi tăng Nợ phải trả tài chính (Financial liabilities)
  • Khi doanh nghiệp mua Equity instruments/Liability instruments: Doanh nghiệp phải ghi tăng tài sản tài chính (Financial assets)

2. Trình bày công cụ tài chính

a. Trình bày nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity) theo IAS 32

Doanh nghiệp phát hành các công cụ tài chính phải phân loại công cụ đó (hoặc các phần của công cụ đó) tại thời điểm ghi nhận ban đầu là:

  • Nợ phải trả tài chính (financial liabilities); hoặc
  • Công cụ vốn chủ sở hữu (equity instruments)
  • Phù hợp với bản chất và định nghĩa của nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu.

b. Trình bày các khoản tiền lãi; cổ tức; lỗ và lãi (Interest; dividends; losses and gains) theo IAS 32

  • Tiền lãi; cổ tức; lợi nhuận; các khoản lỗ và lãi có liên quan đến công cụ tài chính được phân loại là nợ phải trả tài chính (financial liability) được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Cổ tức; lợi nhuận trả cho các cổ đông được ghi giảm trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả thì khoản phải trả cho các cổ đông về cổ tức của cổ phiếu ưu đãi đó được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
  • Chi phí giao dịch (transaction costs) được trình bày là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu (deduction from equity) trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí giao dịch (transaction costs) liên quan đến việc phát hành công cụ tài chính phức hợp được phân bổ cho các thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công cụ đó theo tỷ lệ. Chi phí giao dịch liên quan đến nhiều giao dịch được phân bổ cho các giao dịch đó trên cơ sở tỷ lệ tương ứng với các giao dịch.
  • Các khoản lãi; lỗ phát sinh do những thay đổi giá trị ghi sổ nợ phải trả tài chính được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

c. Cổ phiếu ưu đãi (Preference share)

Khi cổ đông mua cổ phần ưu đãi sẽ được chia cổ tức không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Cổ phần ưu đãi được chia làm 2 loại:

  • Non-redeemable preference share: Là công cụ vốn vì công ty không có nghĩa vụ phải hoàn tiền cho cổ đông.
  • Redeemable preference share: Là công cụ nợ vì công ty sẽ phải trả tiền cho cổ đông tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

d. Trình bày công cụ tài chính phức hợp (Compound financial instruments) theo IAS 32

– Một số công cụ tài chính; bao gồm cả thành phần nợ phải trả và thành phần vố chủ sở hữu.

– Example: trái phiếu chuyển đổi (Convertible debt); có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông là công cụ tài chính phức hợp; gồm hai bộ phận:

  • Nợ phải trả tài chính (Financial liability): thỏa thuận mang tính bắt buộc phải chi trả tiền mặt hoặc tài sản tài chính; và
  • Công cụ vốn chủ sở hữu (Equity instruments): quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.

– Cần tách riêng giá trị của Financial liability & Equity instrument để ghi nhận riêng biệt ban đầu; cũng như phát sinh sau đó:

  • Financial liability được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại theo % lãi suất của công cụ tương đương; nhưng không có quyền chuyển đổi.
  • Equity instruments được xác định bằng giá trị của công cụ tài chính; sau khi trừ đi FV của Liability instruments.

Xem thêm

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 27 – Separate Financial Statements (Báo cáo tài chính riêng)

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 24 – Related Party Disclosures (Trình bày các bên liên quan)

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 12 – Income Taxes (Thuế Thu nhập doanh nghiệp)

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 02 – Inventories (Hàng tồn kho)