IAS 29 – Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát áp dụng khi đồng tiền chức năng của một đơn vị là đơn vị tiền tệ của nền kinh tế siêu lạm phát.
International Accounting Standard (IAS) là các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC), có trụ sở tại Luân Đôn, vương quốc Anh ban hành từ năm 1973 đến năm 2001. Sau thời điểm này, IASC tái cấu trúc thành Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). IASB kế thừa các IAS do IASC ban hành, đồng thời sửa đổi và ban hành các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế mới là International Financial Reporting Standard (IFRS).
1. Mục tiêu của IAS 29
Chuẩn mực này nên được áp dụng cùng một thời điểm cho các doanh nghiệp sử dụng đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát để lập Báo cáo tài chính. Mặc dù vậy; Chuẩn mực này cũng được áp dụng cho doanh nghiệp xác định được sự tồn tại siêu lạm phát ở quốc gia mà doanh nghiệp sử dụng đồng tiền của quốc gia đó để lập Báo cáo tài chính ngay ở đầu kỳ báo cáo.
2. Điều chỉnh báo cáo tài chính
Giá cả thay đổi theo thời gian là kết quả của các yếu tố chính trị; kinh tế và xã hội bao gồm cả các yếu tố cụ thể và yếu tố chung. Những yếu tố cụ thể như thay đổi cung cầu và thay đổi công nghệ có thể gây ra sự tăng giá hoặc giảm giá đáng kể của các mặt hàng đơn lẻ một cách độc lập với nhau. Bên cạnh đó; yếu tố chung có thể dẫn đến việc thay đổi mức giá chung và vì vậy có thể dẫn đến sự thay đổi sức mua chung của đồng tiền.
Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo phương pháp giá gốc không xem xét sự thay đổi mức giá chung; hoặc việc tăng giá đơn lẻ của các tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận; trừ các tài sản và nợ phải cần phải được đo lường theo giá trị hợp lý. Ví dụ; bất động sản; nhà máy; thiết bị thường được yêu cầu đánh giá lại theo giá trị hợp lý và các tài sản sinh học thường được đo lường theo tía trị hợp lý.
Khi nền kinh tế không còn siêu lạm phát; và doanh nghệp không tiếp tục chuẩn bị và trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này; các khoản mục trên Báo cáo tài chính được thể hiện theo đơn vị đo lường hiện hành cuối kỳ báo cáo trước là cơ sở cho giá trị ghi sổ của Báo cáo tài chính kỳ báo cáo tiếp theo.
3. Đặc điểm của nền kinh tế lạm phát theo IAS 29
Chuẩn mực này không đưa ra một con số tuyệt đối để làm cơ sở xác định siêu lạm phát. Chuẩn mực xây dựng cơ sở để đánh giá khi nào việc điều chỉnh Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này là cần thiết. Một nền kinh tế siêu lạm phát có các đặc điểm sau:
- Người dân nói chung thích duy trì sự giàu có bằng cách nắm giữa các tài sản phi tiền tệ; hoặc bằng các ngoại tệ tương đối ổn định. Số tiền nắm giữ bằng nội tệ được đầu tư ngay lập tức để duy trì sức mua.
- Người dân nói chung tính toán một khoản tiền không bằng đồng nội tệ mà bằng đồng ngoại tệ tương đối ổn định. Giá cả được niêm yết bằng một đồng ngoại tệ tương đối ổn định.
- Doanh thu bán hàng chưa thu tiền; hoặc tiền mua hàng chưa trả ngay được tính toán ở mức giá cả bù đắp tổn thất sức mua trong khoảng thời gian cung cấp tín dụng; ngay cả khi khoảng thời gian cung cấp tín dụng này ngắn.
- Lãi suất; tiền lương và giá cả thường được neo theo các chỉ số giá.
- Tỷ lệ lạm phát lũy kế trong 3 năm thường xấp xỉ hoặc vượt 100%.
4. Trình bày
- Lãi hoặc lỗ trên các khoản mục tiền tệ.
- Thực tế là báo cáo tài chính và dữ liệu kỳ trước khác đã được điều chỉnh để thay đổi sức mua chung của loại tiền báo cáo.
- Cho dù báo cáo tài chính dựa trên chi phí lịch sử hay hiện tại phương pháp chi phí.
- Nhận dạng và mức độ của chỉ số giá tại ngày của bảng cân đối kế toán và di chuyển trong kỳ báo cáo hiện tại và trước đây.
Xem thêm
Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 7 – Statement of Cash Flows (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 12 – Income Taxes (Thuế Thu nhập doanh nghiệp)