Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp (ví dụ trường học, bệnh viện, ủy ban,…), là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những quy định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong Thông tư 107/2017/TT-BTC nhé.
1. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp là gì?
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp (ví dụ trường học, bệnh viện, ủy ban,…), là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính.
Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tải sản công, tình hình chấp hành dự toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Chính vì vậy kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân các đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước.
Việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho những người làm công tác kế toán trong từng đơn vị sao cho bộ máy kế toán cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của từng đơn vị và yêu cầu quản lý của đơn vị rất quan trọng trong những Đơn vị hành chính sự nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Chế đô kế toán hành chính, sự nghiệp được áp dụng cho: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị hành chính, sự nghiệp).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư này.
3. Quy định về tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là một trong những công cụ phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Trong đó có thể kể đến như tài khoản 111 (tiền mặt); 112 (tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc); 113 (tiền đang chuyển);…
4. Chứng từ kế toán
Các đơn vị hành chính; sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc bao gồm: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng; Biên lai thu tiền. Trong quá trình thực hiện; các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc nêu trên; đơn vị hành chính; sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận; không được để hư hỏng; mục nát. Séc; Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
5. Quy định về sổ kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm; bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để ghi chép; hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế; tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán.
Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính; ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế; tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.
6. Quy định về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính; kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định.
Các bạn có thể tải về Thông tư 107/2017/TT-BTC TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải về Thông tư 11/2010/TT-BTC về nghĩa vụ thuế đầu tư ra nước ngoài
Mời bạn đọc tải về Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài
Tải về Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định về chênh lệch tỷ giá hối đoái
Tải về thông tư 06/2021/TT-BTC về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Tải về Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT và TNCN của cá nhân kinh doanh