Kế toán trưởng là một vị trí không thể thiếu trong hệ thống công vụ của doanh nghiệp. Đó không chỉ là một vị trí đứng đầu trong phòng kế toán mà quan trọng hơn, kế toán trưởng là người có năng lực quản lý kế toán tốt, trình độ chuyên môn cao và kỹ năng vững vàng.
Vậy kế toán trưởng có công việc thế nào trong doanh nghiệp, có những yêu cầu ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Kế toán trưởng là gì?
Không giống những vị trí kế toán khác, kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, cơ quan,… Kế toán trưởng có quyền chỉ đạo trực tiếp kế toán viên dưới quyền của mình, tổ chức, quản lý đội ngũ kế toán; nằm dưới quyền chỉ đạo của giám đốc tài chính.
Kế toán trưởng là người có khả năng nắm được, quản lý và tổ chức được tình hình tài chính, định hướng vấn đề tài chính cho doanh nghiệp.
2. Quyền hạn của kế toán trưởng
- Ra quyết định và chỉ đạo kế toán viên dưới quyền thực hiện công tác, chủ trương, nghiệp vụ chuyên môn.
- Ký duyệt các quyết định về công tác hành chính tài chính doanh nghiệp trong thẩm quyền; có quyền từ chối ký các tài liệu, hợp đồng nếu thấy đi ngược lại lợi ích của doanh nghiệp.
- Kiểm tra công tác kế toán, kiểm toán của bộ phận mình; phản ánh, đề nghị cấp dưới sửa chữa nếu có.
- Được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng phương án hoạt động của doanh nghiệp; phân tích tình hình tài chính và đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề tài chính.
- Đề nghị, yêu cầu các bộ phận, phòng ban khác trong công ty cùng phối hợp thực hiện công tác chuyên môn nếu có liên quan tới bộ phận đó.
- Được tham gia các khóa huấn luyện công nhân viên về kỹ năng, nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Được tham gia khen thưởng, kỷ luật, đề bạt khen thưởng, kỷ luật.
3. Nhiệm vụ của kế toán trưởng
- Tham gia vào hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành đội ngũ nhân viên kế toán dưới quyền của mình.
- Nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, bảo hiểm,…; thu và thanh toán các khoản nợ,
- Quản lý và phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình tài chính, công tác kế toán, kiểm toán của phòng ban mình cho cấp trên theo định kỳ.
- Phân tích, lập báo cáo định kỳ, đề xuất phương án về vấn đề tài chính cho doanh nghiệp.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, số liệu, tài liệu thuộc bí mật doanh nghiệp.
- Thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp, pháp luật của nhà nước trong quá trình làm việc.
- Tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo của doanh nghiệp.
4. Vai trò của kế toán trưởng
- Là người trực tiếp xử lý các nghiệp vụ chuyên môn, các vấn đề tài chính liên quan đến cơ quan nhà nước như: kê khai nộp thuế, hóa đơn, bảo hiểm,..
- Là người trợ lý đắc lực cho Ban giám đốc, nắm rõ tình hình tài chính, quản lý tài chính, hạch toán tài chính.
- Là người tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác tài chính kế toán, quản lý và sử dụng nguồn vốn, phân tích và đề xuất phương án hiệu quả.
- Là người kết nối lãnh đạo, các phòng ban với bộ phận kế toán, phối hợp và thực hiện công tác chuyên môn.
5. Chuẩn mực phẩm chất của kế toán trưởng
- Phải là người có kinh nghiệm, hiểu chuyên môn, giỏi nghiệp vụ kế toán.
- Thành thạo tin học văn phòng, ứng dụng công nghệ nhạy bén, có trình độ tiếng Anh.
- Trung thực, thật thà, chịu được áp lực công việc cao.
- Là người có khả năng quản lý, lãnh đạo và tổ chức cấp dưới hoạt động đúng nguyên tắc và hiệu quả.
- Có trách nhiệm với công việc, vừa có tinh thần độc lập, vừa khả năng kết nối mọi người; là tấm gương cho đồng nghiệp và cấp dưới noi theo.
- Bình tĩnh, sáng tạo, chuyên nghiệp khi xử lý các tình huống khó khăn của doanh nghiệp.
- Có tầm nhìn, khả năng phân tích tình hình tài chính, đưa ra đề xuất, phương án tham mưu cho lãnh đạo.
Có thể thấy, vị trí kế toán trưởng không hề đơn giản, yêu cầu nhiều trách nhiệm, kỹ năng, phẩm chất. Nhưng dù bạn có đang ở vị trí nào đi chăng nữa thì cũng hãy làm tốt vai trò của mình, cống hiến xứng đáng cho doanh nghiệp. Thành công không nằm ở chỗ bạn đang ngồi ở vị trí nào mà ở sự nỗ lực, kết quả bạn làm được.
Tham khảo thêm:
Tháng 8/2019, công việc kế toán phải làm là gì?