Việc cha mẹ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh hay không sẽ ảnh hưởng đến việc một người phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cha mẹ không đi làm có thể được tính là người phụ thuộc và được giảm trừ gia cảnh. Cùng ketoan.vn tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Người phụ thuộc và điều kiện được giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP:
“Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.”
Người phụ thuộc
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cha mẹ được coi là người phụ thuộc khi họ thuộc các đối tượng sau và đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ của người nộp thuế.
+ Cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế.
+ Cha dượng, mẹ kế của người nộp thuế.
+ Cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.
Điều kiện giảm trừ gia cảnh
Điều kiện cần
Các đối tượng nêu trên là người phụ thuộc phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau (điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC):
– Đối với người trong độ tuổi lao động:
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động: không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Điều kiện đủ
“Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.”
Như vậy để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cha mẹ thì phải đồng thời đáp ứng được điều kiện cần và điều kiện đủ trên.
Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ giacảnh sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc, các khoản được miễn thuế, đóng góp từ thiện quy định như sau:
+ Không có người phụ thuộc: trên 11 triệu đồng/tháng.
+ Có 1 người phụ thuộc: trên 15,4 triệu đồng/tháng.
+ Có 2 người phụ thuộc: trên 19,8 triệu đồng/tháng.
+ Có 3 người phụ thuộc: trên 24,2 triệu đồng/tháng.
+ Có 4 người phụ thuộc: trên 28,6 triệu đồng/tháng.
Hồ sơ chứng minh đối tượng phụ thuộc
Theo điểm g, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh đối với người phụ thuộc là cha mẹ gồm những tài liệu sau:
– Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của cha mẹ đối với người nộp thuế. Ví dụ như: bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
– Ngoài ra, nếu cha mẹ trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động. Ví dụ như:
+ Bản chụp giấy xác nhận khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
+ Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động.
Như vậy khi cha mẹ không đi làm nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà người nộp thuế được hoặc không được tính giảm trừ gia cảnh. Bạn đọc cần nắm rõ để chủ động trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Người phụ thuộc là gì? Nuôi cậu ruột có được giảm trừ gia cảnh không?
Nộp thiếu thuế do khai sai người phụ thuộc, xử phạt công ty hay người lao động?
Tải về Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi một số quy định về thuế TNCN và thuế TNDN
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới
Tải về mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh