Theo tác giả TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán – Kiểm toán (Bộ Tài chính). Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 07/08/2020.
Sau hơn 25 năm đổi mới và cải cách, kế toán Việt Nam có nhiều thay đổi sâu sắc và có những bước phát triển quan trọng. Với Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được triển khai mạnh mẽ và quyết liệt; hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; nền kinh tế trong và ngoài nước còn diễn biến khó lường.
1. Những kết quả nổi bật
Ngày 18/3/2013, Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 480/QĐ-TTg. Chiến lược được xác định là tiền đề và là động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động kế toán, kiểm toán; cũng như góp phần nâng cao hiệu quả; minh bạch hóa nền kinh tế Việt Nam. Với tầm quan trọng đó; thời gian qua, Chiến lược đã được đẩy mạnh triển khai thực hiện và ghi nhận nhiều kết quả tích cực; như sau:
Thứ nhất, tạo lập hệ thống kế toán, kiểm toán
Đã tạo lập được một hệ thống kế toán, kiểm toán tương đối hoàn chỉnh; phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước Việt Nam; tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế; đáp ứng yêu cầu thông tin cho việc huy động; hỗ trợ, quản lý và điều hành các nguồn lực tài chính; các hoạt động kinh tế – tài chính của Chính phủ; địa phương và từng doanh nghiệp (DN); tổ chức; đơn vị kế toán.
Thứ hai, khuôn khổ pháp lý
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trên cơ sở vận dụng thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Từ đó tạo môi trường pháp lý về kế toán, kiểm toán đầy đủ và phù hợp. Hoạt động kế toán, kiểm toán phát triển đã tạo điều kiện và phục vụ hiệu quả cho các hoạt động kinh tế – tài chính của các DN; tổ chức; đơn vị kế toán…
Thứ ba, vai trò và năng lực quản lý nhà nước
Vai trò và năng lực quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán từng bước được nâng cao; công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán toán được thực hiện với các giải pháp phù hợp; hiệu quả. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán được củng cố một bước; tạo cơ sở nền tảng để thực hiện chức năng quản lý giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán phù hợp.
Thứ tư, từng bước phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán
Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán từng bước phát triển theo các tiêu chí; cả về chất lượng và quy mô. Từ đó, góp phần lành mạnh hóa và nâng cao tính công khai; minh bạch các hoạt động kinh tế; tài chính của các đơn vị; tổ chức trong nền kinh tế – xã hội. Cụ thể như:
– Số lượng các DN thuộc diện bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính được mở rộng; do đó số lượng khách hàng được kiểm toán báo cáo tài chính tăng lên đáng kể khoảng 16%/năm.
Quy mô và số lượng các DN kế toán, kiểm toán tăng đáng kể. Đến hết năm 2019; số lượng các DN kiểm toán là 205; tăng 44,4% so với năm 2015 (142 DN kiểm toán). Tổng số kiểm toán viên hành nghề là 2.270 người; tăng 32,8% so với năm 2015 (1.709 kiểm toán viên hành nghề). Số lượng các DN kế toán là 118; tăng 8,3% so với năm 2015 (109 DN kế toán); tổng số kiểm toán viên hành nghề là 322 người, tăng 28,8% so với năm 2015 (250 kiểm toán viên hành nghề). Số lượng kiểm toán viên, kế toán viên là 2.592 người; tăng 32,3% so với năm 2015 (1.959 kiểm toán viên, kế toán viên).
Thứ năm, hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán phát triển có chiều sâu và hiệu quả hơn.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác sâu, rộng với các tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán.
2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020; tầm nhìn 2030 còn gặp nhiều vướng mắc; đòi hỏi ngành nghề kế toán, kiểm toán sớm có giải pháp để vượt qua.
Đó là:
– Mặc dù đã tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế; tuy nhiên về lĩnh vực sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán DN Việt Nam chưa được cập nhật theo thông lệ quốc tế (IFRS). Điều này làm hạn chế hiệu quả quản lý; giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế.
– Cơ chế; nội dung; hình thức giám sát thực thi việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán ở nước ta chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Trong khi đó, nguồn lực phục vụ việc tổ chức hoạt động xây dựng khung pháp lý; tổ chức thực hiện và xử lý kết quả qua giám sát còn hạn chế.
– Tổ chức triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước cần tiếp tục được hoàn thiện; nội dung và cách thức tổ chức thực hiện; nhằm đảm bảo cung cấp thông tin tài chính nhà nước một cách đầy đủ, phù hợp và có ý nghĩa thực tế.
– Ý thức và trách nhiệm tuân thủ pháp luật nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng của các tổ chức, cá nhân chưa được đặt đúng tầm cả về nhận thức và thực hiện.
– Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại các đơn vị đã được nâng lên về trình độ chuyên môn; người có năng lực, kinh nghiệm hành nghề tại một số vị trí công việc còn thiếu hụt. Chất lượng các dịch vụ kế toán, kiểm toán cần tiếp tục được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế.
– Một số hoạt động hội nhập quốc tế về kế toán, kiểm toán chưa thực sự đi vào chiều sâu.
3. Định hướng và giải pháp cho giai đoạn mới
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới; Việt Nam không thua kém các nước thu nhập trung bình cao trong các tiêu chí về hiệu quả điều hành và sự ổn định chính trị; nhưng lại xếp hạng ở mức thấp về chất lượng điều tiết kinh doanh. Vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; để tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc cải thiện chất lượng báo cáo tài chính DN và tiếp cận thông tin tài chính; cần phải đặt ra các mục tiêu và giải pháp hỗ trợ việc cải cách, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Mặt khác, các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế sẽ làm gia tăng nhu cầu về báo cáo tài chính chất lượng cao. Ngành Kế toán, kiểm toán Việt Nam cũng cần thể hiện vai trò của mình trước xu thế đồng nhất chuẩn mực kế toán, kiểm toán trên toàn cầu.
Bối cảnh trên, đòi hỏi trong giai đoạn tới, Việt Nam cần xác định các mục tiêu để xây dựng những giải pháp; cụ thể như:
– Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức, cá nhân.
– Đổi mới hệ thống chuẩn mực; phương pháp nghiệp vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường của Việt Nam trên cơ sở thông lệ quốc tế, đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính của các DN, tổ chức trong nền kinh tế; phục vụ việc thu hút vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
– Nâng cao hiệu quả công tác quản lý; giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán. Đặc biệt là hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán; tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài phù hợp đảm bảo việc thực thi pháp luật của DN, đơn vị kế toán cũng như các DN cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán, kiểm toán; phục vụ quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán.
– Tăng cường hoạt động hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán
– Nghiên cứu xây dựng Luật Kế toán viên công chứng theo hướng tiếp cận tối đa thông lệ quốc tế; để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
– Rà soát; đánh giá và xây dựng Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập thay thế cho các Luật hiện hành; làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện tiếp khung pháp lý về kế toán.
– Xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn các luật; đảm bảo cụ thể hóa và triển khai đúng tinh thần của Luật quy định.
– Ban hành các nguyên tắc; quy định để phục vụ thị trường tài chính; chứng khoán và dịch vụ khác như lập; công bố báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) đối với các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác; quản lý hành nghề, điều kiện kinh doanh trong khung pháp lý đồng bộ và phù hợp yêu cầu thực tế.
– Chuẩn hóa các quy định về kiểm tra; giám sát chất lượng đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán; quy định các chế tài xử lý vi phạm hành chính đảm bảo tính răn đe; nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan; đơn vị; tổ chức; cá nhân có liên quan.
Thứ hai, triển khai thực hiện chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các nội dung khác
– Triển khai Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam; theo lộ trình do Bộ Tài chính xác định đối với một số DN có nhu cầu và đủ điều kiện áp dụng; xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam; thay thế cho 26 chuẩn mực hiện nay để áp dụng cho các DN khác. Việc triển khai Đề án sẽ đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; đồng thời, góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
– Triển khai Đề án xây dựng và công bố chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính công và ngân sách nhà nước Việt Nam.
– Ban hành mới Hệ thống chuẩn mực kiểm toán độc lập về báo cáo kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế; rà soát, đánh giá chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện của Việt Nam.
– Tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
– Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại các DN, cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp phù hợp với quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thứ ba, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán
– Nghiên cứu mở rộng đối tượng; phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính nhằm nâng cao tính công khai; minh bạch các hoạt động kinh tế; tài chính. Theo đó; các DN nếu đạt một số tiêu chí nhất định phải được yêu cầu minh bạch thông tin và được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm.
– Xác định tiêu chí đối với các đơn vị có lợi ích công chúng theo hướng bổ sung các đối tượng cho phù hợp; cùng với các yêu cầu về công khai; minh bạch báo cáo tài chính chặt chẽ; hiệu quả hơn nhằm đảm bảo lợi ích công chúng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
– Nghiên cứu, đề xuất bổ sung đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là các đơn vị sự nghiệp công lập quy mô lớn, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi đầu tư và chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên.
– Mở rộng quy mô số lượng và chất lượng các DN kiểm toán độc lập; các DN cung cấp dịch vụ kế toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cường đội ngũ kiểm toán viên và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Cùng với việc mở rộng thị trường dịch vụ; tạo ra nhu cầu cao hơn đối với thị trường kế toán, kiểm toán; cần tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ của các DN cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Hoàn thiện các quy định; tạo cơ sở và điều kiện cho việc tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với kiểm toán viên hành nghề… trong khối ASEAN và trên thế giới.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán
– Cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của DN; đơn vị kế toán trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch tình hình tài chính; đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư và các bên liên quan.
– Tăng cường các hoạt động kiểm tra; giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và các chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ của các DN, đơn vị kế toán.
– Tổ chức hệ thống thông tin; dữ liệu về thông tin tài chính của các DN; đơn vị kế toán; phục vụ việc khai thác theo dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thông tin chính thống được sử dụng trong các quan hệ; giao dịch kinh tế.
Thứ năm, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về kế toán
– Tổ chức hoạt động theo mô hình Hội đồng kế toán quốc gia, các Ủy ban chuẩn mực về kế toán, kiểm toán.
– Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán.
– Thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán của các đơn vị kế toán trong khu vực công và khu vực tư. Quan tâm đến cơ chế giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác.
– Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn mực kế toán, kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Thứ sáu, phát triển các hội nghề nghiệp
– Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp. Thực hiện bồi dưỡng; nâng cao năng lực cũng như quản lý; giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên; kiểm toán viên.
– Xây dựng mô hình tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp; theo thông lệ tốt nhất nhằm thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng dịch vụ và bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kế toán; kiểm toán.
– Chuyển giao các hoạt động nghề nghiệp phù hợp với pháp luật và năng lực của hội nghề nghiệp.
Thứ bảy, phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán
– Đổi mới nội dung; chương trình và phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo; bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại tất cả các khâu. Quan tâm đến đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao; kỹ năng cho kiểm toán nội bộ phục vụ nhu cầu của các DN; tổ chức trong toàn bộ nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
– Nâng cao ý thức kỷ luật và trình độ chuyên môn cho nhân viên của các DN dịch vụ kế toán; kiểm toán.
– Đổi mới chương trình đào tạo; bồi dưỡng kế toán trưởng. Xây dựng chương trình cập nhật kiến thức chuyên môn; nghiệp vụ hàng năm cho kế toán trưởng của các đơn vị có lợi ích công chúng.
Thứ tám, tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế
– Tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán và các tổ chức phi chính phủ trong việc nghiên cứu; trao đổi kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán và trong việc hỗ trợ các dự án đổi mới mô hình quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, cũng như các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
– Nghiên cứu các mô hình kế toán, kiểm toán của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán; mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán, kiểm toán.
– Tham gia là thành viên chính thức của các diễn đàn về quản lý kiểm toán độc lập trên thế giới và khu vực. Tiếp tục hỗ trợ tổ chức nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của các tổ chức: Liên đoàn Kế toán quốc tế; Hiệp hội Kế toán ASEAN; Hiệp hội Kế toán châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ chín, tiếp túc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Tiếp tục rà soát, cắt giảm; đơn giản hoá thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các DN kế toán, kiểm toán và người hành nghề kế toán, kiểm toán. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán, kiểm toán; xây dựng hệ thống dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thị trường chứng khoán; đảm bảo việc công bố thông tin minh bạch; kịp thời cho thị trường về đội ngũ các DN kế toán, kiểm toán, cũng như các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề.
Như vậy, bài viết của TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát kế toán – Kiểm toán (Bộ Tài chính) đã chia sẻ về công tác triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán: kết quả và định hướng đến năm 2030. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Chiến lược nhân sự 4.0 mọi doanh nghiệp cần chú ý
Mục tiêu của kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
Phát triển kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới
Những thay đổi liên quan tới con dấu doanh nghiệp từ năm 2021
Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán