Chế Độ Kế Toán Chuẩn mực kế toán Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 12 –...

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 12 – Income Taxes (Thuế Thu nhập doanh nghiệp)

1503

IAS 12 – Income Taxes (Thuế Thu nhập doanh nghiệp) hướng dẫn về việc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ giới thiệu tới bạn đọc chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 12 – Income Taxes (Thuế Thu nhập doanh nghiệp).

1. Giới thiệu về IAS 12

IAS 12 hướng dẫn về việc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó phản ánh các ảnh hưởng của thuế trong hiện tại và tương lai. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở thuế của tài sản và công nợ cũng như lỗ tính thuế hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng được ghi nhận là tài sản hoặc công nợ thuế hoãn lại. IAS 12 được tái phát hành vào tháng 10/1996 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/1998.

2. Mục tiêu của IAS 12

Mục tiêu của Chuẩn mực này là đưa ra quy định việc hạch toán kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề chính trong hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là cách hạch toán các ảnh hưởng thuế trong hiện tại và tương lai của: việc thu hồi (thanh toán) trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản (nợ phải trả) đang được ghi nhận trong Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị; và các giao dịch và sự kiện khác trong kỳ hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính của đơn vị.

3. Thuế Thu nhập hiện hành

Thuế hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước. Nếu chưa nộp. Phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó. Thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản. Lợi ích liên quan đến lỗ tính thuế được sử dụng để bù vào khoản thuế hiện hành của một kỳ trước đó sẽ được ghi nhận là tài sản.

Thuế TNDN hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế TNDN hiện hành) cho kỳ hiện hành và các kỳ trước được ghi nhận bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc có thể thu hồi được từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các qui định về thuế) có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc kỳ báo cáo.

4. Tính thuế Thu nhập hoãn lại

4.1. Công thức

Thuế thu nhập hoãn lại tài sản và thuế thu nhập hoãn lại phải trả có thể được tính theo công thức sau:

Chênh lệch tạm thời = Giá trị ghi sổ – Cơ sở tính thuế

Thuế thu nhập hoãn lại của tài sản hoặc phải trả = Chênh lệch tạm thời x Thuế suất

Công thức sau có thể được dùng để tính thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng:

Thuế thu nhập hoãn lại = Lỗ tính thuế hoặc Ưu đãi thuế chưa sử dụng x Thuế suất 

4.2. Cơ sở tính thuế

Cơ sở tính thuế là một phần quan trọng trong ghi nhận giá trị CLTT. Và thể hiện một cách hiệu quả giá trị mà tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận lên bảng cân đối thuế. IAS 12 cung cấp các hướng dẫn ghi nhận cơ sở tính thuế:

  • Tài sản: Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị cho mục đích tính thuế. Sẽ được trừ vào các lợi ích kinh tế phải chịu thuế mà đơn vị sẽ nhận được khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này không phải chịu thuế. Thì cơ sở tính thuế của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
  • Doanh thu nhận trước: Trường hợp doanh thu nhận trước. Cơ sở tính thuế của khoản doanh thu nhận trước bằng giá trị ghi sổ. Trừ đi phần doanh thu không phải chịu thuế trong các kỳ tương lai.
  • Các khoản nợ phải trả khác: Cơ sở tính thuế của một khoản nợ phải trả bằng giá trị ghi sổ của khoản nợ đó trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai.
  • Khoản mục không ghi nhận: Một vài khoản mục có cơ sở tính thuế nhưng lại không được ghi nhận là tài sản hay nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính. Giá trị ghi sổ bằng không.

5. Ghi nhận và phương pháp tính thuế thu nhập hoãn lại

5.1. Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Thuế TNDN hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả khoản CLTT chịu thuế. Ngoại trừ các khoản thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ:

  • Việc ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại;
  • Việc ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả. Trong một giao dịch mà giao dịch này không phải là hợp nhất kinh doanh. Và tại thời điểm phát sinh, giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Hoặc thu nhập chịu thuế (lỗ tính thuế).

Một đơn vị phải ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả cho tất cả CLTT chịu thuế. Gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết. Trừ khi đáp ứng được cả 2 điều kiện sau:

  • Công ty mẹ, nhà đầu tư, bên liên doanh. Hoặc bên đồng điều hành có khả năng kiểm soát thời gian hoàn nhập khoản CLTT
  • Nhiều khả năng khoản CLTT sẽ không hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được.

5.2. Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế TNDN hoãn lại phải được ghi nhận cho tất cả CLTT được khấu trừ. Khi có nhiều khả năng trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế. Ngoại trừ tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả trong một giao dịch:

  • Không phải hợp nhất kinh doanh; và
  • Không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Hoặc lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.

Đơn vị phải ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và lợi ích trong các thỏa thuận chung khi và chỉ khi có nhiều khả năng là:

  • Chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được
  • Có lợi nhuận chịu thuế trong tương lai để sử dụng được khoản chênh lệch tạm thời đó khi chênh lệch tạm thời được hoàn nhập.

Tại ngày kết thúc mỗi kỳ báo cáo. Đơn vị phải đánh giá các tài sản thuế TNDN hoãn lại chưa được ghi nhận ở các kỳ trước. Khi việc có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai để cho phép tài sản thuế TNDN hoãn lại được thu hồi trở nên gần như chắc chắn. Đơn vị cần ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận.

5.3. Phương pháp tính thuế thu nhập hoãn lại

Việc ghi nhận giá trị thuế TNDN hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại phải phản ánh các ảnh hưởng về thuế theo đúng cách thức thu hồi hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả mà đơn vị dự kiến tại ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Cách thức thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả có thể ảnh hưởng tới các yếu tố sau:

  • Mức thuế áp dụng khi đơn vị thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả.
  • Cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả.

Nếu một khoản thuế TNDN hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ bất động sản đầu tư được ghi nhận giá trị thông qua sử dụng mô hình giá trị hợp lý theo IAS 40. Tương đương với giả định rằng GTCL của BĐSĐT được thu hồi thông qua việc bán tài sản.

Tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả không được chiết khấu khi ghi nhận giá trị.

6. Ghi nhận giá trị thuế phải nộp cho kỳ kế toán

6.1. Giá trị của thuế thu nhập được ghi nhận

Công thức sau đây tóm tắt số tiền thuế được ghi nhận trong một kỳ kế toán:

Thuế được ghi nhận trong kỳ = Thuế hiện hành trong kỳ + Biến động số dư thuế hoãn lại trong kỳ

6.2. Khoản mục ghi nhận thuế thu nhập cho kỳ kế toán

Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của IAS 12. Ảnh hưởng thuế của các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận giống như các mặt hàng làm phát sinh các ảnh hưởng thuế đó. Thuế hiện hành và thuế hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí trong báo cáo lãi lỗ của kỳ phát sinh. Ngoại trừ các trường hợp phát sinh từ:

Thuế hiện hành và thuế hoãn lại phải được ghi nhận ngoài báo cáo lãi lỗ. Nếu khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi nhận ngoài báo cáo lãi lỗ trong cùng kỳ hay khác kỳ.

Chênh lệch tạm thời có thể phát sinh trong một giao dịch hợp nhất kinh doanh. Theo IFRS 3, đơn vị ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại. Hoặc thuế TNDN hoãn lại phải trả như là tài sản hoặc nợ phải trả có thể xác định được tại ngày mua. Tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi thế thương mại. Hoặc lãi do mua rẻ mà đơn vị ghi nhận.

7. Trình bày

Đơn vị chỉ được bù trừ các tài sản thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hiện hành phải nộp khi và chỉ khi đơn vị:

  • Có quyền hợp pháp bù trừ các khoản đã ghi nhận; và
  • Dự định thanh toán trên cơ sở thuần. Hoặc sẽ thu hồi tài sản đồng thời với thanh toán nợ phải trả.

Chi phí thuế TNDN (thu nhập thuế TNDN) liên quan đến lãi hoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường phải được trình bày trong phần lãi hoặc lỗ trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập toàn diện khác.

Đơn vị có thể trình bày các khoản thu nhập toàn diện khác theo:

  • Giá trị thuần sau ảnh hưởng của thuế có liên quan
  • Giá trị trước ảnh hưởng của thuế và tổng giá trị ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp của các khoản này.

Nếu đơn vị lựa chọn phương án (b). Đơn vị cần phân tách chi phí thuế giữa các khoản có thể bị phân loại lại vào phần lãi/lỗ sau này và các khoản sẽ không bị phân loại lại vào phần lãi/lỗ trong tương lai.

Xem thêm

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 8 – Chính sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót

Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 (Intangible Assets) – Tài sản vô hình

Tìm hiểu về chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 (The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates) – Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Tìm hiểu Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 (Property, Plant and Equipment) – Nhà xưởng, máy móc, thiết bị