Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung và nguyên tắc...

Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung và nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

2941

Bạn đã từng nghe nói về Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp? Vậy Bảng cân đối kế toán là gì? Nó cung cấp cho người đọc những thông tin gì? Nội dung và nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là gì? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Close-up of magnifying glass on balance sheet Premium Photo

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

  • Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm).
  • Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu được Bộ Tài chính quy định.
  • Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

2. Nội dung cơ bản của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính là Tài sản và Nguồn vốn. Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn tại một thời điểm. Khoản mục Tài sản được chia làm hai phần. Gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Khoản mục Nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ hữu.

a. Tài sản

  • Về kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản sẽ thể hiện giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên tài sản sẽ phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.

b. Nguồn vốn

  • Về mặt kinh tế: Số liệu nguồn vốn thể hiện các quy mô tài chính, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
  • Về mặt pháp lý: Các số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với nhà nước, cấp trên, nhà đầu tư, cổ đông, vốn liên doanh, với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, với khách hàng, đơn vị kinh tế khác và với người lao động…

3. Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán

Theo như quy định thì khi lập và trình bày BCĐKT phải cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra trên BCĐKT, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn. Tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mà sẽ cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng không quá 12 tháng. Kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên. Kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi. Hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi. Hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường. Được xếp vào loại dài hạn. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn. Các tài sản và nợ phải trả sẽ được trình bay theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập BCĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên cần phải thực hiện loại trừ tất cả các số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, các khoản phải thu, phải trả hay cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới. Hoặc giữa các đơn vị cấp dưới khác nhau.

Các chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày trên BCĐKT. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo như nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Xem thêm

Những công việc các kế toán phải làm cuối năm 2020

Bài tập nguyên lý kế toán có kèm lời giải chi tiết (phần 3)

Bài tập nguyên lý kế toán có kèm lời giải chi tiết (phần 2)

3 Dạng bài tập nguyên lý kế toán có kèm lời giải chi tiết

Tải về mẫu Công văn đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp