Kinh nghiệm Quy trình kiểm kê tài sản cố định và cách xử lý...

Quy trình kiểm kê tài sản cố định và cách xử lý chênh lệch

2664
kiểm kê tài sản cố định

Cuối năm tài chính, một hoạt động không thể không kể đến đó chính là kiểm kê tài sản cố định. Là kế toán của doanh nghiệp, bạn đã nắm được quy trình gồm 7 bước và xử lý chênh lệch chưa? Nếu vẫn còn đang mông lung thì đọc ngay bài viết này. Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn quy trình kiểm kê tài sản cố định và cách xử lý chênh lệch nếu có. Hi vọng, sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết phục vụ công tác kế toán tại doanh nghiệp.

kiểm kê tài sản cố định

1. Quy trình kiểm kê tài sản cố định

Một quy trình kiểm kê tài sản cố định hoàn chỉnh bao gồm 7 bước sau:

Bước 1: Ban giám đốc công ty công bố Quyết định kiểm kê tài sản cố định.

Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm kê Tài sản cố định tại doanh nghiệp.

Một hội đồng kiểm kê tài sản cố định bao gồm những thành phần sau:

  • Chủ tịch hội đồng kiểm kê: Giám đốc (hoặc Thủ trưởng).
  • Cán bộ quản lý các phòng ban sử dụng trực tiếp Tài sản cố định.
  • Cán bộ quản lý phòng quản lý Tài sản của công ty.
  • Kế toán trưởng, kế toán Tài sản cố định.
  • Các thành viên tham gia kiểm kê khác.

Bước 3: Tiến hành kiểm kê

Việc kiểm kê TSCĐ được thực hiện vào cuối năm, hội đồng kiểm kê TSCĐ tiến hành kiểm kê.

Bước 4: Tập hợp và xử lý số liệu, lập biên bản kiểm kê.

Căn cứ vào thực tế số liệu kiểm kê tài sản tại doanh nghiệp, Hội đồng kiểm kê sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu của tài sản cố định đã được kiểm kê. Sau đó, tiến hành đối chiếu, so sánh với số liệu ở bộ phận quản lý TSCĐ, bộ phận sử dụng TSCĐ và kế toán. Cuối cùng, hội đồng kiểm kê lập biên bản kiểm kê TSCĐ phù hợp.

Biên bản kiểm kê phải thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:

  • Phản ánh số chênh lệch về số lượng, giá trị tài sản cố định trên sổ sách với thực tế.
  • Tổng hợp các TSCĐ cần được sửa chữa, bảo dưỡng hoặc luân chuyển nội bộ.
  • Tổng hợp các TSCĐ cần được thanh lý: do hư hỏng, do chi phí sửa chữa lớn hoặc hoạt động không hiệu quả, hoặc không sử dụng đến.

Bước 5: Hội đồng kiểm kê đưa ra các nhận xét, đánh giá

  • Cụ thể, hội đồng kiểm kê tài sản sẽ đưa ra những đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp.
  • Đối với những tài sản có phát sinh chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và sổ sách, hội đồng kiểm kê cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
  • Đối với những TSCĐ cần sửa chữa, tùy vào nguyên nhân cụ thể do các phòng ban sử dụng trực tiếp báo cáo, hội đồng kiểm kê tiến hàng lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, điều chuyển…
  • Hội đồng kiểm kê tiến hành thống kêm phân loại TSCĐ để thanh lý dựa vào nguyên nhân cụ thể do phòng ban trực tiếp xử dụng tài sản báo cáo.

kiểm kê tài sản cố định

Bước 6: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị

Căn cứ vào biên bản kiểm kê, hội đồng kiểm kê sẽ đưa ra các giải pháp, kiến nghị về:

  • Tham mưu về chế độ quản lý tài sản cố định nội bộ.
  • Kiến nghị chế độ luân chuyển, lưu giữ hồ sơ về tài sản giữa các bộ phận với nhau.
  • Đưa ra chế độ bảo hành, bảo trì, sửa chữa tài sản cố định.
  • Thực hiện những kiến nghị của biên bản kiểm kê ở kỳ trước.
  • Đưa ra những biện pháp để xử lý chênh lệch số liệu.
  • Giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục những hạn chê.
  • Đưa ra các kiến nghị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Bước 7: Báo cáo kết quả

  • Báo cáo với chủ sở hữu Tài sản cố định về kết quả của cuộc kiểm kê.
  • Gửi báo cáo kết quả chỉ đạo của chủ sở hữu Tài sản cố định cho các bộ phận có liên quan.

2. Cách xử lý chênh lệch giữa sổ sách và thực tế (nếu có)

Nếu khi kết thúc quá trình kiểm kê tài sản, phát hiện xuất hiện chênh lệch giữa tài sản thực tế và sổ sách, kế toán tiến hành xử lý số liệu chênh lệch tương tự như xử lý hàng tồn kho thiếu, thừa.

Hi vọng, thông qua bài viết, bạn đã nắm được những kiến thức liên quan đến quy trình kiểm kê TSCĐ và cách xử lý chênh lệch (nếu có).

Xem thêm

Tải về ngay mẫu giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho

Tải về miễn phí mẫu file Excel in bìa sổ sách kế toán

Tải về miễn phí mẫu file Excel thuyết minh báo cáo tài chính

Tải về miễn phí mẫu văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế

Mời bạn đọc tải về mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn đã lập