Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo bản kế hoạch sản xuất được lập. Kế hoạch sản xuất giúp trả lời những câu hỏi như sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào? Sử dụng những nguồn lực gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu? Thường được áp dụng trong mỗi chu kỳ thông thường là quý/lần?
Công việc lập kế hoạch không hề đơn giản bởi người lập kế hoạch cần có khả năng kiểm soát nguồn lực rất lớn từ các cấp, bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ sản phẩm phải thỏa mãn 3 tiêu chí đo lường bằng con số quan trọng để đạt đến hiệu quả cuối cùng theo kế hoạch đề ra như
- Đạt số lượng, chất lượng yêu cầu khách hàng.
- Thời gian đúng lúc, kịp thời.
- Chi phí hiệu quả sử dụng nguồn lực cho việc thực thi kế hoạch.
Vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất
- Duy trì hoạt động sản xuất ổn định, thường xuyên
- Ước lượng nguồn lực chính xác
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, năng lực, thiết bị
- Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các phòng ban
- Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Cải thiện, nâng cao năng suất lao động
- Giảm chi phí sản xuất, tận dụng tối đa các nguồn lực
- Cải thiện chất lượng sản phẩm kịp thời
- Tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Các bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm
Việc lên danh sách công việc cần làm sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc. Bạn cần suy nghĩ kỹ, ghi lại chi tiết các công việc sẽ phải làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.
Bước 2: Đưa ra các mục tiêu tương ứng
Sau khi lên danh sách các công việc, bạn cũng cần thiết lập các mục tiêu phù hợp với các công việc. Mục tiêu này có thể là thời gian hay kết quả mong muốn đạt được. Để mục tiêu phù hợp cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của công ty bởi nếu không đạt được mục tiêu ít nhiều sẽ làm giảm tiến độ kế hoạch thực hiện các công việc khác.
Bước 3: Ưu tiên sắp xếp thứ tự các công việc
Bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đã liệt kê ở trên theo thứ tự cấp bách, quan trọng hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành. Việc sắp xếp này sẽ làm cho bạn loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra cho công ty.
Bước 4: Tập trung thực hiện kế hoạch
Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Nói như vậy không có nghĩa là khi làm việc, bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, mà bạn còn phải để quan tâm tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian.
Bước 5: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch
Thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và bạn cũng không thể nào biết trước được những việc phát sinh. Vì vậy, hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Khi lên kế hoạch các công việc, hãy nên cố gắng dự trù và liệt kê 1 số khó khăn và thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra một số phương án dự phòng.
Bước 6: Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch
Để biết bản thân đã làm được đến đâu và được bao nhiêu phần trăm của mục tiêu, hay xem xét liệu có hoàn thành được mục tiêu của công ty đúng hạn hay không, bạn cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và chiếu giữa mục tiêu và thành quả của mình.
Bên cạnh đó, không thể thiếu các yếu tố khác cũng tác động đến kế hoạch sản xuất như:
- Phương pháp sản xuất
- Trang thiết bị sản xuất, nhà xưởng
- Nguyên vật liệu, các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác
- Ưu thế cạnh tranh của sản phẩm
Xem thêm
Hạch toán tài khoản 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của Thông tư 200