Nổi bật 2 Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 2021

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 2021

434
Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 2021

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của lao động nữ khi sinh con là chế độ thai sản. Đặc biệt, với riêng lao động nữ sinh đôi, tiền thai sản được hưởng và cách tính được quy định thế nào?

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 20212

Dưới đây là hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh đôi năm 2021.

Tiền chế độ thai sản khi sinh đôi

Với lao động nữ

Căn cứ Điều 34, Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Như vậy, lao động nữ sinh đôi được nghỉ 07 tháng. Tuy nhiên, mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng vẫn cố định là 06 tháng mà không tính thêm số tháng được nghỉ.

Công thức tính mức hưởng như sau:

Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng
trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Ví dụ: Chị D mang thai đôi và dự kiến sinh vào tháng 5/2021, thời gian đóng BHXH của chị, cụ thể:

Tháng 11/2020 đến tháng 01/2021 đóng BHXH với mức lương 05 triệu đồng/tháng.

Tháng 02/2021 đến tháng 4/2021 đóng BHXH với mức lương 06 triệu đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của chị D trước 06 tháng nghỉ sinh là 5,5 triệu đồng/ tháng.

Chị D được nghỉ thai sản 07 tháng khi sinh con. Tuy nhiên, theo căn cứ trên tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh được tính = 5,5 triệu đồng x 6 = 33 triệu đồng.

Với lao động nam có vợ sinh đôi

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 10 ngày làm việc nếu sinh đôi thường.
  • 14 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật.

Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Công thức tính như sau:

Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của
06 tháng trước khi nghỉ /24)

Lưu ý: Lao động nam đóng BHXH sẽ được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Vì vậy, trong những ngày nghỉ như trên sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không được hưởng lương do doanh nghiệp chi trả (Trừ trường hợp lao động xin nghỉ phép hàng năm theo quy định tại Bộ luật Lao động).

Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của anh M là 06 triệu đồng/tháng. Vì anh M có vợ sinh đôi nên được nghỉ 10 ngày làm việc.

Vậy, theo công thức trên, số tiền thai sản anh M nhận được:

Số tiền thai sản = 06 triệu đồng/24  x 10 = 2,5 triệu đồng.

Tiền trợ cấp một lần

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH và đã đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi người vợ sinh. Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo quy định trên, lao động nữ sinh đôi hoặc trường hợp vợ sinh đôi chỉ có chồng tham gia BHXH thì được hưởng mức trợ cấp bằng 04 lần mức lương cơ sở.

Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, trợ cấp thai sản một lần khi sinh đôi được nhận = 1,49 triệu đồng x 4 = 5,96 triệu đồng.

Tiền dưỡng sức sau sinh đôi

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Cụ thể, số ngày nghỉ như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, lao động nữ sinh đôi hoặc sinh đôi mà phải phẫu thuật được nghỉ thêm tối đa 10 ngày.

Mức hưởng tiền dưỡng sức 01 ngày = 30% x mức lương cơ sở.

Năm 2021, lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh mổ 01 ngày = 30% x  1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2021 chuẩn nhất

Nghỉ việc để dưỡng thai có được hưởng Chế độ thai sản không?

Nghỉ việc trước khi nghỉ thai sản có được hưởng chế độ thai sản không?

Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không?

Chế độ thai sản: Lao động nữ cần nắm được 5 mốc hưởng chế độ này