1. Quy định lập Bảng kê bán lẻ cho khách hàng dưới 200.000 đồng:
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua (liên 2), các liên khác luân chuyển theo quy định.
Nghĩa là:
- Nếu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần. Dù người mua không lấy hóa đơn thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
- Nếu bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần. Có thể lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày phải lập 1 hóa đơn tổng. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. Trường hợp này, nếu khách hàng yêu cầu lập hóa đơn thì vẫn phải xuất bình thường cho khách hàng.
Như vậy:
- Nếu bán hàng hoá, dịch vụ dưới 200.000 thì được lập bảng và xuất hoá đơn vào cuối ngày (Trường hợp khách hàng không lấy hoá đơn)
- Nếu bán hàng, dịch vụ dưới 200.000 nếu khách hàng lấy hoá đơn thì vẫn phải lập như bình thường.
2. Các trường hợp DN được mua hàng sẽ chỉ cần lập bảng kê mà không cần hóa đơn
- Mua nguyên vật liệu đất, đá, sỏi cát do hộ gia đình tự sản xuất bán ra.
- Hàng hóa nông, thủy, hải sản của nông dân trực tiếp sản xuất trực tiếp
- Các mặt hàng thủ công làm từ mây, cói, tre, rơm… hoặc nguyên vật liệu do người lao động tự sản xuất ra.
- Các mặt hàng phế liệu của người lao động trực tiếp thu nhặt được.
- Đồ dùng, dịch vụ, tài sản của cá nhân và hộ gia đình không kinh doanh mà trực tiếp bán hàng
- Hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng (không bao gồm các trường hợp trên)
Tải về mẫu file Excel lập bảng kê bán hàng cho khách lẻ dưới 200k TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải về mẫu công văn xin gia hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính năm 2020
Tải về mẫu hồ sơ xin việc (CV) cho kế toán chưa có kinh nghiệm
Tải về Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
Tải về mẫu Hợp đồng lao động chi tiết nhất dùng cho mọi ngành nghề
Tải về Mẫu giấy cam kết trả nợ và Giấy thỏa thuận xác nhận công nợ