Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ thay thế các văn bản hiện hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Các bạn hãy tìm hiểu những điểm mới và tải về Nghị định 125/2020/NĐ-Cp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tăng mức phạt đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế
Điều 19 quy định:
– Phạt tiền từ 6.000.000 – 16.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này.
– Mức phạt này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng ½ mức phạt đối với tổ chức.
Như vậy, mức phạt tối đa đối với cá nhân là 8.000.000 đồng, mức phạt tối đa đối với tổ chức là 16.000.000 đồng.
2. Có thể bị phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn ngay từ lần đầu trốn thuế
Khoản 5 Điều 17 quy định:
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Nghị định 125/2020/NĐ-CP không quy định là vi phạm lần thứ bao nhiêu. Vậy có thể hiểu là có thể bị phạt 3 lần số tiền thuế trốn ngay từ lần đầu tiên trốn thuế nếu có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
3. Đã có hình thức xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn
Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP lần đầu tiên đã có chế tài xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn. Theo đó:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc. Kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc. Kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đói với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên. Kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định.
Như vậy, Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ giúp hạn chế những hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn. Nếu vi phạm thời hạn hủy, tiêu hủy hóa đơn có thể sẽ bị phạt đến 8.000.000 đồng.
4. Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp
Điều 45 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử lý chuyển tiếp quy định như sau:
1. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.
2. Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định này. Quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
3. Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện. Thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. Và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn đọc tải về Nghị định 125/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải về Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
Tải về Nghị định số 14/2019/NĐ-CP sửa đổi một số điều của luật thuế TTĐB
Tải về toàn bộ Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử
Tải về Thông tư 11/2010/TT-BTC về nghĩa vụ thuế đầu tư ra nước ngoài
Tải về Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu nước ngoài