Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Các bạn hãy tìm hiểu những điểm chính và tải về nghị định này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem đầy đủ bài viết tại: [Cập nhật] Các hướng dẫn về chứng từ điện tử trong giao dịch thuế |
1. Những điểm đáng lưu ý trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Quy định chi tiết về việc quản lý và sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đồng thời, quy định rõ trong việc quản lý và sử dụng chứng từ khi thực hiện những thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
- Nghị định khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022.
- Bãi bỏ Khoản 2 và 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc triển khai áp dụng HĐĐT từ ngày 01/11/2020. Nhưng để doanh nghiệp hưởng lợi sớm từ HĐĐT và đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số Chính phủ. Tổng cục thuế và các cơ quan thuế cả nước luôn khuyến khích doanh nghiệp sử HĐĐT trước 01/11/2020.
- Được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in, HĐĐT có mã/không có mã xác thực hoặc hóa đơn mua của cơ quan thuế đã thông báo phát hành trước ngày 19/10/2020 (tiếp tục sử dụng kể từ ngày 19/10/2020 ngày ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP đến hết ngày 30/6/2022)
- Tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012. Nếu có thông báo chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định.
2. Đối tượng áp dụng HĐĐT được mở rộng
Ngoài các đối tượng đã được quy định tại Nghị định 119 là:
- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Thì ở Nghị định 123 mở rộng thêm hai đối tượng sử dụng HĐĐT như sau:
- Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí
- Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai
3. Thêm 02 loại hóa đơn mới
Ngoài 03 loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 119 hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác (tem điện tử, thẻ điện tử…) thì Nghị định 123 bổ sung thêm 2 loại hóa đơn mới đó là: hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia (quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định 123).
Ngoài ra, nghị định này còn nêu rõ các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý. Như hóa đơn kiêm phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
4. Quy định rõ về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Các hành vi bị cấm được quy định cụ thể đối với 02 đối tượng là công chức thuế và tổ chức, cá nhân bán hàng hóa/dịch vụ. Và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, cụ thể:
- Cấm công chức thuế có hành vi bao che, thông đồng để tổ chức/cá nhân sử dụng hóa đơn/chúng từ không hợp pháp. Cấm gây phiên hà/khó khăn với tổ chức/cá nhân khi đến mua hóa đơn và chứng từ.
- Cấm những hành vi gian dối trong sử dụng hóa đơn trái phép. Cản trở công chức thuế thi hành công vụ. Truy cập trái phép làm sai lệch và phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ. Hối lộ hoặc có các hành vi liên quan đến hóa đơn nhằm thu lợi bất chính với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa/dịch vụ và và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Mời bạn đọc tải về Nghị định 123/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Mời tải về mẫu nhật ký thực tập tốt nghiệp kế toán
Tải về phiên bản mới nhất 4.4.7 của ứng dụng HTKK
Mời tải về mẫu Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Tải về 6 mẫu đơn xin nghỉ phép thông dụng, đúng luật nhất
Mời bạn đọc tải về file Excel quản lý khách hàng đầy đủ nhất