Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng các loại bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội bắt buộc, Bảo hiểm Thất nghiệp, Bảo hiểm Y tế) trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm. Đồng thời, trích từ tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ) quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Mời bạn đọc theo dõi tại bài viết dưới đây.
Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm và KPCĐ
Tỷ lệ trích bảo hiểm
Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích bảo hiểm được tổng hợp lại như sau:
Khoản trích theo lương về BHXH đối với doanh nghiệp là 17,5%. Trong đó:
- 14% trích vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- 3% trích vào quỹ ốm đau và thai sản.
- 0,5% trích vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động.
Như vậy, hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32%. Trong đó, doanh nghiệp chịu 21,5%, trích từ tiền lương của người lao động là 10,5%.
Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn
Như vậy hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.
Lưu ý đối với đoàn phí công đoàn: nếu người lao động tham gia tổ chức công đoàn thì phải đóng theo mức trích trên. Nếu người lao động không tham gia thì không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Tổng hợp các khoản trích nộp theo lương
Các khoản trích theo lương được tổng hợp tại bảng dưới đây:
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Đối với mức lương cần chú ý:
– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Cụ thể như sau:
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là mức lương tối thiểu vùng.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHXH bắt buộc là 20 lần mức lương cơ sở.
- Riêng BHTN mức đóng tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
– NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Cụ thể như sau:
Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ vào Nghị định 143/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào 15/10/2018 và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài:
– Từ ngày 1/12/2018 đến hết ngày 31/12/2021:
+ Doanh nghiệp đóng:
- Bảo hiểm xã hội: 3,5%.
- Bảo hiểm y tế: 3%.
- Bảo hiểm thất nghiệp: 0%.
+ Người lao động đóng:
- Bảo hiểm xã hội: 0%.
- Bảo hiểm y tế: 0%
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1,5%.
– Từ ngày 1/1/2022:
+ Doanh nghiệp đóng: Bảo hiểm xã hội: 17,5%.
+ Người lao động đóng: Bảo hiểm xã hội: 8%.
Trên đây là tỷ lệ trích đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), kinh phí công đoàn mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Tải về mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Hướng dẫn làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Thành lập công ty cổ phần chỉ với 2 bước nhanh gọn
Khi đã nghỉ việc thì có được tự đóng Bảo hiểm xã hội không?
Cách gia hạn thẻ Bảo hiểm Y tế mới nhất hiện nay
Nguồn: Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), kinh phí công đoàn 2021