Thay đổi công việc nhiều lần khiến không ít người lao động hiện nay vẫn có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như thực hiện theo quy định của Chính phủ thì người lao động nên làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động có bắt buộc phải gộp sổ BHXH hay không?
Trong khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH có quy định về vấn đề sử dụng sổ BHXH như sau:
Trường hợp những người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên, bắt buộc phải gộp sổ BHXH. Những cán bộ của phòng/tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra và đối chiếu nội dung ghi trên sổ BHXH cùng với các cơ sở dữ liệu.
Như vậy có thể thấy rằng, đối với những người đang sử dụng từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên sẽ phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Điều này nhằm đảm bảo được quyền cũng như lợi ích của bản thân người lao động.
Bên cạnh đó điều này cũng sẽ giúp cho cơ quan BHXH dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như ghi nhận trong quá trình đóng và hưởng BHXH.
Hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gộp sổ
Trong khoản 31 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi và bổ sung khoản 1 Điều 27 Quyết định 595, quy định hồ sơ gộp sổ BHXH như sau:
- Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS.
- Những sổ bảo hiểm xã hội đề nghị phải gộp.
Yêu cầu về số lượng hồ sơ: gồm 1 bộ
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người lao động chuẩn bị đầy đủ toàn bộ giấy tờ như trên bước 1, Sau đó sẽ tiến hành nộp hồ sơ. Hồ sơ được nộp cho người sử dụng lao động ở tại đơn vị, nơi người lao động làm việc.
Hoặc người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở cơ quan BHXH của quận/huyện mà mình tham gia bảo hiểm xã hội.
Bước 3. Giải quyết hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội
Khi đã nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH, thời gian để giải quyết hồ sơ trong vòng 10 ngày, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.
Trong trường hợp người lao động cần phải tiến hành xác minh trong quá trình đóng BHXH ở những tỉnh khác. Hoặc người lao động làm việc ở những đơn vị khác.
Vậy trong vòng không quá 45 ngày làm việc cần phải có văn bản thông báo lại cho người lao động biết. Điều này đã được quy định trong khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Lưu ý
Người lao động cần phải lưu ý thêm một số những trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Trường hợp 1
Trường hợp thời gian đóng tiền của các sổ BHXH không hề trùng nhau, người lao động cần thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH. Cụ thể sẽ gộp sổ BHXH dựa trên những dữ liệu và hủy mã số của sổ BHXH đã nộp trước đó.
Trường hợp 2
Nếu như thời gian đóng tiền trên các sổ BHXH đều trùng nhau, cơ quan BHXH sẽ lập quyết định hoàn trả để hoàn trả lại toàn bộ tiền cho người lao động.
Trường hợp 3
Trong trường hợp một người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên, tất cả thời gian đóng BHXH và BHTN của các sổ đều trùng nhau. Như vậy, cơ quan BHXH sẽ thực hiện hoàn trả lại cho người lao động số tiền đơn vị đã đóng.
Số tiền trước trả vào trong quỹ BHTN. Các khoản được chuyển sang quỹ bảo hiểm thất nghiệp như quỹ hưu trí, quỹ tử tuất và những khoản khác. Điều này đã được quy định trong khoản 67 Điều 1 của Quyết định 505.
Đây là toàn bộ thủ tục gộp sổ bảo hiểm mới nhất hiện nay. Người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên nên thực hiện thủ tục gộp sổ. Điều này sẽ giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi của bản thân mình.
Xem thêm:
Mức xử phạt đối với hành vi trốn không đóng BHXH
Bạn sẽ xử lý thế nào nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH?
Trình tự thủ tục chuyển sổ BHXH khi thay đổi công ty
Những trường hợp nào được hưởng BHXH một lần? Mức hưởng ra sao?