Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
1. Điều kiện áp dụng:
- Các doanh nghiệp: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
- Các lĩnh vực (Doanh nghiệp) sản xuất thường áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp hệ số như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, tăng gia chăn nuôi…
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra.
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
2. Đối tượng tính giá thành theo hệ số
- Nhóm sản phẩm.
- Bộ phận, chi tiết sản phẩm;
- Các giai đoạn chế biến:
- Phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …
Đối với tính giá thành sản xuất theo hệ số bao gồm:
- Sản phẩm cuối cùng.
- Thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
3. Quy trình tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Trước khi tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm chuẩn. Để quy đổi được các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn cần phải xây dựng được hệ số quy đổi sản phẩm cho từng loại sản phẩm gọi là “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm”.
Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm thường được xây dựng dựa vào mức tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc chi phí nhân công hoặc giá bán của từng sản phẩm… Doanh nghiệp chọn một sản phẩm tiêu biểu làm sản phẩm chuẩn và có hệ số là 1, từ đó tính ra hệ số quy đổi của các sản phẩm còn lại. Sau khi xây dựng được Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm, kế toán tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số như sau:
- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản xuất sản phẩm / Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi - Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại - Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
3. Ví dụ minh họa
Công ty Long Vinh có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản. Quá trình sản xuất đồng thời 2 sản phẩm: C và D. Số lượng sản phẩm sản xuất mặt hàng C là 400 sản phẩm, mặt hàng D là 500 sản phẩm. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được quy định như sau: SP C là 1 và SP D là 1,2.
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết: (ĐVT: đồng)
- Chi phí NVL trực tiếp: 1.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 700.000
- Chi phí SXC: 500.000
- Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: 1.000.000
- Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: 200.000
Hướng dẫn:
Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn:
Sản phẩm C: 400 x 1 = 400 sản phầm
Sản phẩm D: 500 x 1,2 = 600 sản phầm
Tổng sản phẩm tiêu chuẩn = 500 + 600 = 1.000 sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm = 1.000.000 + (1.000.000 + 700.000 + 500.000) – 200.000 = 3.000.000
Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn = 3.000.000 / 1.000 = 3.000
Giá thành sản phẩm C = 3.000 x 1 = 3.000
Giá thành sản phẩm D = 3.000 x 1.2 = 3.600
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách tính giá thành theo phương pháp hệ số. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Tải miễn phí file tính giá thành suất ăn công nghiệp
Tải về mẫu file Excel tính giá thành tại đơn vị nhận gia công
Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm
Kế toán giá thành sản phẩm quan trọng ra sao trong công ty may mặc?
Cập nhật phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay