Sổ bảo hiểm sẽ được sử dụng để làm căn cứ để giải quyết những chế độ BHXH cho người lao động. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi họ nghỉ việc. Nếu gặp phải trường hợp này, người lao động sẽ phải làm gì?
Chốt sổ bảo BHXH, trách nhiệm này thuộc về ai?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải phối hợp với bên cơ quan bảo hiểm xã hội trả lại sổ BHXH cho người lao động. Đồng thời sẽ xác nhận lại thời gian đóng BHXH cho người lao động khi đã chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thôi việc. Điều này đã được nêu rõ trong khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, bên sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ thủ tục, sau đó xác nhận và trả lại sổ BHXH, một số giấy tờ khác cho người lao động. Nếu như sang năm 2021 áp dụng Bộ luật lao động 2019, quy định này vẫn sẽ được áp dụng như cũ.
Có thể thấy rằng, việc chốt sổ BHXH cho người lao động khi NLĐ nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?
Không ít các trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng bên sử dụng LĐ không chốt sổ BHXH. Để có thể giải quyết được trường hợp này, người lao động sẽ thực hiện như sau:
Khiếu nại nếu không chốt sổ BHXH
Người lao động có quyền đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét lại quyết định và hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Áp dụng trong trường hợp có căn cứ quyết định rằng hành vi nó đã vi phạm về BHXH. Hành vi đó đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp và quyền lợi của người lao động. Điều này được quy định trong Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Vấn đề khiếu nại BHXH được thực hiện dựa vào Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Trong Điều 15, thẩm quyền giải quyết vấn đề khiếu nại thuộc về người sử dụng lao động. Đối với thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Còn đối với những trường hợp đặc biệt, thời hạn giải quyết có thể lên đến 60 ngày.
Trường hợp thời hạn nêu trên không thể giải quyết được. Hoặc bên người lao động không đồng ý với quyết định này. Như vậy, người lao động có thể khiếu nại lần 2 lên Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với thời hạn khiếu nại lần 2 trong vòng 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu thụ lý. Những trường hợp đặc biệt có thể giải quyết trong vòng 90 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai vẫn không giải quyết được, có thể khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Như vậy có thể thấy, nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH, NLđ hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại. Nếu lần 1 không giải quyết được, sẽ tiến hành khiếu nại lần thứ 2.
Khởi kiện tại Toà án
Nếu như người lao động không muốn giải quyết bằng việc khiếu nại, có thể lựa chọn cách khởi kiện tại tòa án.
Trong khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018 đã quy định 3 trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án. Cụ thể những trường hợp như sau:
NLĐ có căn cứ cho rằng hành vi và quyết định của người sử dụng lao động là trái pháp luật. Hành vi này đã xâm phạm trực tiếp đến lợi ích hợp pháp và quyền lợi của mình.
Người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu tiên.
Đã hết thời hạn quy định nhưng khiếu nại lần đầu tiên vẫn không được giải quyết.
Như vậy, nếu như có một trong những căn cứ trên, có thể thực hiện trực tiếp khởi kiện tại tòa án yêu cầu giải quyết vấn đề sổ BHXH.
Ngoài ra, vấn đề về tranh chấp BHXH là một trong những trường hợp không bắt buộc hòa giải. Người lao động có thể quyết định chọn giải quyết theo thủ tục hòa giải. Nếu như không thể hòa giải được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xem thêm:
Những thay đổi về mức hưởng lương hưu trong chính sách BHXH năm 2021
Trình tự thủ tục chuyển sổ BHXH khi thay đổi công ty
Những trường hợp nào được hưởng BHXH một lần? Mức hưởng ra sao?
Tải về mẫu ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH
Tải nhanh các mẫu công văn giấy tờ, biên bản giải trình cơ quan thuế, BHXH hay dùng