Hiện nay, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký khai sinh. Dưới đây là thủ tục cấp mới thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi theo quy định mới nhất hiện nay.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp thẻ BHYT
Trong bước chuẩn bị hồ sơ này, bạn sẽ chuẩn bị một số những giấy tờ quan trọng như sau:
- Tờ khai đăng ký giấy khai sinh của trẻ, sử dụng theo mẫu có sẵn
- Giấy chứng sinh của trẻ em, được cấp bởi cơ sở ý tế nơi trẻ em sinh ra. Nếu trong trường hợp không có giấy chứng sinh, bạn có thể thay bằng một số văn bản khác như sau:
- Nếu trẻ sinh ở ngoài cơ sở y tế cần có văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu như không có người làm chứng, cần chuẩn bị giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
- Nếu như trẻ em bị bỏ rơi cần có biên bản về việc bị bỏ rơi thay vì giấy chứng sinh.
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp thẻ bảo hiểm y tế
Khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không có điều kiện trực tiếp để đến nộp tại UBND cấp xã, có thể ủy quyền cho người khác nộp thay mình.
Nhưng trong quá trình ủy quyền cho người khác nộp thay mình, cha mẹ cần phải lưu ý đến những quy định như sau:
- Khi ủy quyền, vấn đề ủy quyền giữa hai bên cần phải lập thành văn bản. Văn bản này cần được chứng thực dựa trên quy định, ngoại trừ những trường hợp người được ủy quyền. Cụ thể như: ông bà; cha mẹ; con; vợ chồng; anh chị em ruột… Những đối tượng này khi được ủy quyền sẽ không cần phải chứng thực bằng văn bản ủy quyền.
- Ông bà hoặc những người thân thích khác của cá nhân, tổ chức đang trong tình trạng nuôi dưỡng trẻ em không cần có văn bản ủy quyền. Tuy nhiên những người này cần phải có sự thống nhất với cha mẹ trẻ về các nội dung khai sinh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế mới
Bên công chức Tư pháp sẽ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn người dân lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Yêu cầu đối với việc hướng dẫn phải đảm bảo được sự chính xác, đầy đủ và rõ ràng.
Công chức tư pháp sẽ viết lại giấy nhận hồ sơ và hẹn trả lại kết quả cho người dân. Nội dung trong giấy hẹn sẽ ghi rõ yêu cầu của người dân và giấy tờ nộp hồ sơ, thời gian trả kết quả cho người dân.
Bước 4: Đăng ký khai sinh và chuyển liên thông cấp thẻ BHYT
- Việc đăng ký giấy khai sinh cho trẻ sẽ được thực hiện ngay trong ngày. Trường hợp không thể thực hiện được ngay trong ngày, giấy khai sinh sẽ được giải quyết sang ngày làm việc tiếp theo.
- Khi đã đăng ký được khai sinh, bên công chức Tư pháp sẽ lập thẻ BHYT cho trẻ. Nội dung lập bao gồm có tờ khai tham gia BHYT; danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT. Cuối cùng bộ hồ sơ này sẽ được chuyển đến cơ quan BHYT cấp huyện.
Bước 5: Thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ
Khi đã nhận được hồ sơ do Ủy ban Nhân dân cấp xã chuyển đến, cơ quan BHYT cấp huyện sẽ kiểm tra lại tính chính xác của hồ sơ:
-Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ, thẻ BHYT sẽ được cấp trong vòng 10 ngày.
– Nếu như trong trường hợp hồ sơ chưa có đầy đủ giấy tờ hoặc không đảm bảo được tính chính xác. Bên BHYT cấp huyện sẽ tiến hành thông báo lại cho BHYT cấp xã để hoàn thiện. Cần phải thông báo chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc.
Bước 6: Nhận kết quả
Thời gian quy định cho việc liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ thực hiện tối qua không quá 15 ngày. Thời hạn được tính kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Người nộp hồ sơ sẽ có trách nhiệm đến BHYT cấp xã để nhận lại kết quả. Hoặc có thể nhận kết quả thông qua bưu điện, nhưng cần trả phí dịch vụ.
Xem thêm:
Từ 15/7, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT thay đổi ra sao?
Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh từ năm 2021
Nếu sinh con trái tuyến có được hưởng BHYT không?
Tạm dừng đóng BHXH có được dùng thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh?