Vào ngày 10/7/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2020/TT-BTC về Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp.
1. Đối tượng áp dụng Thông tư 66/2020/TT-BTC
Quy chế này áp dụng cho tất cả thành viên bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kiêm toán nội bộ trong phạm vi toàn doanh nghiệp bao gôm cả trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ
Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn. Kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các kiến nghị về các nội dung sau đây:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp. Nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của doanh nghiệp.
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
- Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà doanh nghiệp đạt được.
3. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
a. Tính độc lập:
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động và các bộ phận/đơn vị mà người làm công tác kiêm toán nội bộ đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận/đơn vị đó trong vòng 03 năm gần nhất.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không đuợc tham gia kiểm toán các hoạt động và các bộ phận/đơn vị mà người có liên quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận/đơn vị đó.
b. Tính khách quan
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
c. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
4. Quy trình kiểm toán nội bộ
Người phụ trách kiểm toán nội bộ xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Tham vấn ý kiến của Tổng Giám đốc/Giám đốc trước khi trình ủy ban kiểm toán.
5. Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ:
a) Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ do Trưởng nhóm/Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Hoặc trình thông qua ủy ban kiểm toán.
b) Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận vê nội dung đã được kiêm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này. Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vỉ phạm. Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ. Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
c) Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiêm toán. Trong trường hợp bộ phận đơn vị được kiêm toán không thông nhất với kết quả kiểm toán. Báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.
d) Báo cáo kiểm toán nội bộ sau khi hoàn thành được gửi cho Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Và gửi đồng thời đến ủy ban kiểm toán. Hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền.
Các bạn có thể tải về Thông tư 66/2020/TT-BTC TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Mời bạn đọc tải về Thông tư 65/2020/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài
Tải về Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế
Tải về Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Tải về Quyết định 983/QĐ-BTC về việc công bố danh mục báo cáo định kỳ
Tải về Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14