Tin Tức 2 Cách tính lương mới nhất trên Excel

Cách tính lương mới nhất trên Excel

42
Cách tính lương mới nhất trên Excel

Cập nhật liên tục cách tính lương là một việc làm cần thiết của những nhân viên nhân sự- hành chính hiện nay. Bởi trước đây, khi công nghệ chưa được áp dụng thì việc tính thương thủ công không tránh khỏi những sai sót. Từ khi Excel ra đời, công cụ này hỗ trợ rất nhiều trong việc lưu trữ thông tin và tính toán bảng lương của người lao động hiện nay.

Cách tính lương mới nhất trên Excel

Những điểm cần lưu ý trong cách tính lương, làm bảng lương hiện nay

Những căn cứ để làm bảng lương:

  • Hợp đồng lao động: Trong hợp đồng lao động thể hiện rõ mức lương cơ bản của người lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động trước đó. Đây là cơ sở để có cách tính lương cơ bản chính xác.
  • Bảng chấm công tháng: Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày đi làm của nhân viên.
  • Với trường hợp tính lương theo sản phẩm thì cần có phiếu xác nhận công việc đã được hoàn thành.
  • Quy chế riêng về lương thưởng của công ty, doanh nghiệp,…
  • Mức lương tối thiểu vùng do Nhà Nước quy định
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội.

Trong hợp đồng lao động thể hiện:

  • Mức lương cơ bản: là khoản thu nhập cá nhân nếu làm đủ các ngày trong tháng. Mức lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà Nước quy định.
  • Các khoản phụ cấp khác: xăng xe, nhà ở, cơm ca, chuyên cần, trách nhiệm và những khoản phụ cấp khác (nếu có),…

Trên thực tế, Cách tính lương cho nhân viên còn phụ thuộc vào những yếu tố khác của công ty nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên một cách tối đa nhất. Trên đây là những yếu tố cơ bản dùng để căn cứ khi tính bảng lương cho người lao động.

Những hình thức về cách tính lương và trả lương hiện nay

Cách tính lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng:

Cách tính lương này sẽ phụ thuộc vào lương cơ bản và ngày công thực tế của người lao động.

Công thức như sau:

Lương tháng= [(Lương cơ bản + các khoản phụ cấp, hỗ trợ)/ số ngày làm tiêu chuẩn của công ty)]* Số ngày công thực tế của người lao động.

Trong đó: số ngày đi làm tiêu chuẩn= Số ngày trong tháng- số ngày được phép nghỉ

Hình thức tính lương này thường được áp dụng cho những người làm việc trong cơ quan Nhà Nước, nhân viên văn phòng.

Cách tính lương theo khối lượng sản phẩm

Cách tính lương theo sản phẩm thường được áp dụng chủ yếu tại các công ty sản xuất, nơi mà đòi hỏi người lao động cần đáp ứng được khối lượng công việc cao nhất. Người ta thường gọi hình thức này là làm liều ăn nhiều, làm ít ăn ít.

Thông thường, những người lao động ở những công ty có hình thức ăn lương theo sản phẩm thường có lương cơ bản rất thấp hoặc không có lương cơ bản. Công thức tính lương theo sản phẩm:

Tiền lương sản phẩm= Đơn giá của sản phẩm* số lượng sản phẩm đã hoàn thành.

Cách tính lương theo hình thức nhận khoán

Hình thức nhận khoán theo khối lượng công việc thường được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Lương khoán sẽ được chi trả dựa vào khối lượng công việc hoàn thành và mức lương mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.

Công thức tính: Lương khoán= Mức lương thỏa thuận* khối lượng công việc đã hoàn thành.

Cho dù theo cách tính lương nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng là đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Cách tính lương hợp lý thì người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công việc và công ty.

Hiện nay, bạn có thể áp dụng những cách tính lương trên Excel bằng những thao tác đơn giản và lập trình trên máy tính.

Hướng dẫn cách tính lương mới nhất trên Excel

Trên trang tính của Excel sẽ có những cột và hàng. Bạn cần lập cách tính lương mới nhất trên Excel theo thứ tự sau đây:

Theo cột: Cột 1: STT (số thứ tự), cột 2: Họ và tên, cột 3: chức vụ, cột 4: Lương cơ bản, cột 5: Các khoản phụ cấp, cột 6: Đóng bảo hiểm xã hội, cột 7: Tổng thu nhập, cột 8: Ngày công thực tế, cột 9: Lương thực lĩnh, cột 10: Những ghi chú khác.

Những cột cần lưu ý để viết công thức tính chính xác:

Cột lương cơ bản: Lương cơ bản cần được dựa trên mức lương tối thiểu vùng mà Nhà Nước quy định. Đối với những người lao động đã qua học nghề thì cần tính cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng. Với nhân viên thử việc thì được hưởng 85% so với mức lương cơ bản theo quy định hiện hành.

Cột tổng thu nhập= Cột lương + Cột phụ cấp

Cột tổng lương thực tế: (cột tổng thu nhập/ ngày công đi làm tiêu chuẩn)* ngày công đi làm thực tế.

Trên đây là những yếu tố cơ bản để tạo nên một bảng lương. Tuy nhiên, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để bổ sung hay cắt bớt những hàng, cột không cần thiết để có một cách tính lương đơn giản và hiệu quả nhất.

Sự ra đời của bảng tính Excel là một bước tiến cực lớn trong quy trình thực hiện công việc của nhân viên hành chính- nhân sự. Nó hỗ trợ bộ phận này trong cách tính lương, trong lưu trữ thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, nó còn giúp người lao động bảo mật được các thông tin về thu nhập tránh sự tỵ nạnh trong quá trình làm việc.