Có thể thấy rằng, ngày nay không ít những đối tượng tuy đã nghỉ hưu. Nhưng sau khi nghỉ vẫn tiếp tục lựa chọn làm một công việc nào đó tại doanh nghiệp tư nhân. Điều này vừa giúp những người lao động có thêm mức thu nhập. Bên cạnh đó còn có thêm một khoản lương hưu từ quỹ Bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc tại doanh nghiệp. Người lao động có cần phải đóng BHXH nữa hay không?
Những người lao động đã nghỉ hưu sẽ làm việc theo chế độ nào?
Theo như quy định, những người lao động có đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo Luật BHXH. Những người lao động này phải có đủ thời gian 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội. Về độ tuổi, quy định nam 60 tuổi và đối với nữ là 55 tuổi.
Đối với những đối tượng lao động đã nghỉ hưu những vẫn đi làm ở trong các doanh nghiệp. Lao động với hidnh thức kéo dài hợp đồng lao động hoặc thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp. Như ở trong Điều 166 của Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động sẽ được coi là người lao động cao tuổi.
Đối với những người lao động cao tuổi, đối tượng này sẽ được rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày so với các đối tượng người lao động thông thường. Hoặc những đối tượng này sẽ được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian như những đối tượng lao động thông thường.
Lưu ý đối với người sử dụng lao động cao tuổi
Những người sử dụng lao động không được phép sử dụng các đối tượng lao động cao tuổi làm những công việc mang tính chất nặng nhọc. Những công việc mang tính chất độc hại hay công việc nguy hiểm. Những công việc có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe của người lao động.
Người lao động đã nghỉ hưu có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội?
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
Những đối tượng người lao động ở Việt Nam thuộc trong đối tượng phải bắt buộc đóng BHXH. Được quy định rõ ràng ở trong khoản 1, Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Cụ thể những đối tượng như sau:
- Những người lao động làm các công việc theo hợp đồng lao động không xác định cụ thể về thời gian. Những công việc không xác định thời gian, những công việc theo mùa vụ. Hoặc những công việc có thời gian xác định cụ thể, đủ từ 3 cho đến 12 tháng.
- Những đối tượng người làm việc dựa trên hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng cho đến 3 tháng
Người lao động cao tuổi không cần đóng BHXH
Bên cạnh đó, ở trong Khoản 9, Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nói rằng. Những đối tượng đang được hưởng lương hưu nhưng lại giao kết hợp đồng lao động. Những người này sẽ không thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Tức là, những người lao động cao tuổi đang làm việc ở trong hợp doanh nghiệp theo hợp đồng ở trong trường hợp này sẽ không cần phải đóng BHXH.
Như vậy, những người nghỉ hưu và đang được hưởng lương hưu sẽ không cần phải đóng BHXH. Nhưng phía bên doanh nghiệp và cả người lao động cần phải nắm rõ luật. Ngoài việc người lao động cao tuổi được hưởng các chế độ hưu trí. Người lao động cao tuổi vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi từ hợp đồng lao động như đã thỏa thuận trước đó.
Đồng thời, không chỉ trả lương cho người lao động theo công việc, người lao động còn phải chi trả cùng lúc cho người lao động một khoản tiền. Khoản tiền này tương đương với mức đóng BHXH. Điều này đã được quy định ở trong khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012.
Như vậy có thể thấy rằng, khi người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm ở trong doanh nghiệp. Những người này không những không cần phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó vẫn được hưởng các chế độ khác quy địnht trong hợp đồng. Và người lao động còn được chi trả một khoản tương đương với mức đóng BHXH hàng tháng từ doanh nghiệp.
Xem thêm:
Doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị những loại bảo hiểm nào cho NLĐ?
Khi nào doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động?
Ai bắt buộc tham gia BHYT? Mức đóng BHYT năm 2020?
Hợp đồng thử việc có cần phải đóng BHXH bắt buộc không?
7 ngành nghề bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp