Một bạn đọc có hỏi: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vừa qua, khi kiểm tra sổ sách kế toán quý I năm 2020, tôi có phát hiện ra một lỗi sai. Tôi có được tự ý sửa trực tiếp vào sổ kế toán hay không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?
Có được tự ý sửa chữa sổ kế toán không?
Luật gia Phạm Thị Hằng – Công ty Luật TNHH YouMe trả lời câu hỏi này như sau:
Điều 27 Luật Kế toán quy định về việc sửa chữa sổ kế toán như sau:
Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 điều này.
Như vậy, bạn không được tự ý sửa chữa sổ kế toán, việc sửa chữa sổ kế toán được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.
Xem thêm:
Những thời điểm ghi vào sổ kế toán nhiều người còn nhầm lẫn
Hệ số kế toán là gì? Chi tiết về hệ số kế toán cho người mới
Tìm hiểu quy trình mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?
Mách bạn 3 phương pháp chữa sổ kế toán nhanh nhất