Kinh nghiệm Những công việc mà kế toán tài sản cố định trong doanh...

Những công việc mà kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp phải làm

643

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có tài sản cố định cần quản lý. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có kế toán chuyên trách quản lý tài sản cố định mà nhiệm vụ này thường được kiêm nhiệm bởi một vị trí kế toán khác. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định.

bất động sản, các cửa sổ, căn nhà

Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định

  • Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hữu hình, vô hình hiện có
  • Theo dõi tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình, vô hình toàn đơn vị. Cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ.
  • Lập kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
  • Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
  • Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Giám sát việc sửa chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
  • Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình.
  • Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ.
  • Mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.

Trách nhiệm của kế toán tài sản cố định

  • Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ. Kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.
  • Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty.
  • Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.
  • Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa hoàn thành.
  • Cập nhật tăng giảm TSCĐ. Lập danh sách tăng giảm TSCĐ từng tháng, năm.
  • Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung quy định nhà nước). Tính khấu hao TSCĐ. Chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán
  • Lập biên bản thanh lý TSCĐ.
  • Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ.
  • Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ.
  • Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.
  • Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán.

Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

  • TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng, phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
  • TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
  • Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hình dung được những công việc phải làm của kế toán tài sản cố định. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Mời bạn đọc tải về mẫu tờ khai đăng ký mã số thuế TNCN

Tải miễn phí mẫu Sổ tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Cách lập tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản (01/TTS) trên phần mềm HTKK

[Hàm tài chính] Cách sử dụng hàm SLN để tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng

Hướng dẫn sử dụng hàm DB để tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần cố định