Bảo hiểm y tế tự nguyện được Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm hỗ trợ chi phí khám và chữa bệnh cho người dân. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại bảo hiểm này.
1. Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện
Theo luật bảo hiểm y tế 2008, có 5 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
- Học sinh, sinh viên
- Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp.
- Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống cùng trong gia đình
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể
- Một số đối tượng khác
Tuy nhiên, quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chỉ những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 2 thì:
“ Người thứ nhất sẽ đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ 2, thứ 3 và thứ 4 sẽ đóng lần lượt bằng 70%, 60% và 50% so với mức đóng của người thứ nhất. Còn từ người thứ năm trở đi thì chỉ đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất”.
Mức phí khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện vào năm 2019 dành cho hộ gia đình với những thành viên cụ thể như sau:
- Phí để đóng BHYT TN cho người thứ nhất sẽ là 702.000 đồng/năm
- Phí mua BHYT TN cho người thứ hai là 492.000 đồng/năm
- Phí mua BHYT TN cho người thứ ba là 422.000 đồng/năm
- Phí mua BHYT TN cho người thứ tư là 351.000 đồng/năm
- Phí mua BHYT TN cho người thứ năm là 281.000 đồng/năm
4. Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
a. Mức hưởng chế độ hưu trí
Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
- Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
- Trợ cấp 1 lần
- Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- BHXH 1 lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014
- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b. Mức hưởng chế độ tử tuất
Trợ cấp mai táng
- Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
Trợ cấp tử tuất
Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);
- Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;
- Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.
Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:
- 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;
- Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.
5. Phương thức đóng BHYT tự nguyện
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 595 QĐ-BHXH thì đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn các phương thức đóng sau đây:
- Đóng hằng tháng.
- Đóng 3 tháng 1 lần.
- Đóng 6 tháng 1 lần.
- Đóng 12 tháng 1 lần
- Đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần
6. Hướng dẫn mua BHYT tự nguyện
a. Địa điểm mua bảo hiểm y tế tự nguyện
- Tại những cơ quan bảo hiểm xã hội của xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú
- Những đại lý chuyên bán bảo hiểm xã hội
b. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 01-TN)
- Bản sao giấy khai sinh
* Trong trường hợp đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó thì thủ tục phải kèm theo:
- Sổ BHXH;
- Bản quá trình đóng BHXH (do cơ quan BHXH nơi đi cấp);
- Đã tham gia BHXH bắt buộc: nếu không có bản quá trình đóng BHXH thì nộp kèm bản photo sổ BHXH;
- CMND để đối chiếu với sổ BHXH.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với những trường hợp tham gia theo hộ gia đình sẽ được giảm mức đóng BHYT
c. Thủ tục đăng ký mua BHYT TN
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu hoặc giấy tạm trú
- Ghi những thông tin về cá nhân vào tờ khai theo mẫu phát sẵn
- Nộp tờ khai cùng với tiền phí bảo hiểm y tế cho những đại lý thu hoặc là cơ quan BHXH tại xã/ phường nơi bạn đang cư trú
Sau khoảng 10 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc là các đại lý thu BHXH. Thì bạn sẽ được giải quyết và cấp thẻ BHYT.
Xem thêm
Những cách tra cứu nhanh thông tin Bảo hiểm Xã hội
Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp nhiều lần không?
Nữ lao động nghỉ thai sản rồi nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội