Mua hàng hóa là nghiệp vụ thường xuyên trong hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn định khoản các trường hợp mua hàng theo hướng dẫn của Thông tư 200.
1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước về nhập kho
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152, 156, 611…: Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 152, 156, 611…: Giá mua gồm cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán
2. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước không qua kho
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 621, 623, 627, 641… Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 621, 623, 627, 641… Giá mua gồm cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
3. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu nhập kho
a. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152, 156, 611… Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
– Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
b. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312)
c. Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu
Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu)
Có TK 331 Phải trả người bán
Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu không qua kho
a. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu
– Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
b. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312)
c. Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu
Có TK 331 Phải trả người bán
Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
5. Khi mua hàng có phát sinh các chi phí như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi…:
a. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152, 156, 641, 642… Chi phí mua hàng
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
b. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 152, 156, 641, 642… Chi phí mua hàng gồm cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán
6. Mua hàng có chiết khấu thương mại
– Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ
Nợ TK 152, 156…
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331…
– Khi phát sinh chiết khấu thương mại
Nợ TK 111, 112, 331… Tổng giá trị chiết khấu
Có TK 152, 156… Giá trị chiết khấu chưa có thuế
Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
7. Hạch toán nghiệp vụ hàng về trước hoá đơn về sau
– Trường hợp hàng mua đã nhập kho nhưng cuối tháng chưa có hoá đơn, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ theo giá tạm tính. Trong trường hợp này, do không có hoá đơn nên chưa được khấu trừ thuế. Cụ thể, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156… Tiền hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…
– Khi có hoá đơn, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn) theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn với giá tạm tính. Cụ thể:
+ Nếu giá hoá đơn > giá tạm tính, kế toán sẽ ghi bút toán bổ sung:
Nợ TK 152, 156: Phần chênh lệch giữa giá tạm tính < giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho
Có TK Có TK 111, 112, 331…: Phần chênh lệch giữa giá tạm tính < giá thanh toán thực tế phải trả cho người bán
+ Nếu giá hoá đơn < giá tạm tính, kế toán sẽ điều chỉnh giảm bằng bút toán ghi số âm:
Nợ TK 152, 156: (Phần chênh lệch giữa giá tạm tính > giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho)
Có TK 111, 112, 331…: (Phần chênh lệch giữa giá tạm tính > giá thanh toán thực tế phải trả cho người bán)
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì đồng thời với bút toán điều chỉnh giá tạm tính ở trên, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận thuế GTGT đầu vào của hàng hoá theo hoá đơn:
Nợ TK 133: Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá
Có TK 111, 112, 331…: Số tiền phải trả cho người bán tương ứng
Còn đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT thì khi điều chỉnh giá tạm tính, kế toán đã ghi nhận theo tổng giá thanh toán của hàng hoá (gồm cả thuế GTGT).
8. Hạch toán nghiệp vụ hoá đơn về trước hàng về sau
– Trường hợp mua hàng, đã nhận được hoá đơn, nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng sẽ ghi nhận trị giá hàng đang đi đường như sau:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 151: Giá mua của hàng đang đi đường (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 113, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Nợ TK 151: Giá mua của hàng đang đi đường (gồm cả thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 113, 311, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua đang đi đường
– Khi hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay chuyển bán thẳng, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước nhập kho
Nợ TK 157: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước gửi bán kỳ này
Nợ TK 632: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước bàn giao trực tiếp cho khách hàng kỳ này
Có TK 151: Giá trị hàng mua đi đường kỳ trước đã kiểm nhận trong kỳ này
9. Mua hàng phát sinh thiếu
Trường hợp mua hàng khi nhập kho phát hiện thiếu hàng, kế toán sẽ chỉ ghi tăng hàng hóa theo trị giá hàng thực nhận nhập kho. Còn số hàng thiếu, kế toán sẽ xử lý như sau:
a. Nếu hàng thiếu xác định ngay được nguyên nhân thì căn cứ vào Phiếu nhập kho và Biên bản xử lý hàng thiếu, kế toán sẽ phản ánh ngay:
Nợ TK 156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT)
Nợ TK 156(1562): Trị giá hàng hóa hao hụt tự nhiên (không có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (theo hóa đơn)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)
b. Còn nếu trường hợp hàng thiếu do bên bán gửi thiếu nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa chấp nhận thanh toán tiền hàng thì sẽ không phản ánh.
c. Nếu hàng thiếu do lỗi của cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp thì sẽ xử lý bắt bồi thường, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng thực nhập
Nợ TK 138(1388), 111: Tổng số tiền cá nhân phải bồi thường (gồm cả thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)
* Lưu ý: Trong trường hợp này, nếu buộc cá nhân phải bồi thường theo giá phạt lớn hơn
(>) giá mua của hàng hoá thì phần chênh lệch sẽ ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (TK 711).
d. Nếu hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân đang chờ xử lý, kế toán sẽ theo dõi trị giá hàng thiếu trên tài khoản 138(1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý). Khi nhập kho hàng hoá, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá thực tế của hàng nhập kho (không có thuế GTGT)
Nợ TK 138(1381): Trị giá hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào (theo hoá đơn)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng hoá (theo hoá đơn)
Khi nhận được quyết định xử lý số hàng thiếu, tùy theo từng tình huống xử lý cụ thể, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ như sau:
e. Nếu hàng thiếu do hao hụt tự nhiên trong định mức, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1562): Trị giá hàng hóa hao hụt tự nhiên trong định mức
Có TK 138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý
f. Nếu hàng thiếu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng và theo hợp đồng doanh nghiệp phải chịu, kế toán ghi:
Nợ TK 811: Trị giá hàng thiếu do nguyên nhân khách quan
Có TK 138: Trị giá hàng thiếu đã xử lý
g. Nếu hàng thiếu được xác định do bên bán gửi thiếu và bên bán đã giao bổ sung đủ số hàng còn thiếu. Khi nhập kho hàng hoá và bao bì đi kèm, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá số hàng người bán giao bổ sung đã nhập kho
Nợ TK 153(1532): Trị giá số bao bì người bán giao bổ sung đã nhập kho
Có TK 138(1381): Trị giá hàng thiếu đã xử lý
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách hạch toán tương đối đầy đủ các nghiệp vụ mua hàng hóa. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Hạch toán tài khoản 414 – Quỹ đầu tư phát triển theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hạch toán tài khoản 352 – Dự phòng phải trả theo hướng dẫn của Thông tư 200