Trong quá trình hoạt động, để có thể tăng thêm về tiềm lực kinh tế và có thể tham gia đấu thầu. Nhiều công ty cần phải tăng vốn điều lệ của công ty. Vậy để có thể tăng thêm vốn điều lệ, doanh nghiệp cần phải làm gì?
Tăng vốn điều lệ đối với công ty cổ phần
-
Thành phần hồ sơ tăng vốn
- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
- Biên bản về cuộc họp đại hội đồng cổ đông về việc quyết định tăng vốn điều lệ của công ty.
- Quyết định cùa Hội đồng quản trị về việc tăng vốn ĐL của công ty.
- Cập nhật lại danh sách của các cổ đông sau khi đã tăng vốn ĐL của công ty.
-
Địa điểm nộp
Nộp hồ sơ tại phòng kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư. Nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
-
Thời hạn
Khi đã nhận được hồ sơ của doanh nghiệp. Trong vòng 3 ngày, phòng đăng ký kinh doanh sẽ nộp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với nội dung thay đổi. Trường hợp mà không được chấp thuận. Bên phía phòng kinh doanh phải gửi câu trả lời bằng văn bản và cho doanh nghiệp biết rõ về lý do.
Tăng vốn điều lệ cho công ty CP có cổ đông sáng lập góp thêm
-
Chuẩn bị hồ sơ
- Biên bản về cuộc họp đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện tăng vốn ĐL trong công ty.
- Quyếtt định về việc tăng vốn ĐL của đại hội đại cổ đông.
- Thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách các cổ đông đồng sáng lập doanh nghiệp góp thêm
- Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân nộp hồ sơ cho cả doanh nghiệp. Cần phải có Căn cước công dân, chứng minh thư bản công chứng cùa người được công ty ủy quyền nộp.
-
Quy trình nộp hồ sơ tăng vốn
a. Nộp hồ sơ qua mạng
- Có thể nộp hồ sơ thông qua website dangkykinhdoanh.gov.vn
- Chuẩn bị nhận kết quả
Nếu như công ty nhận được phản hồi về hồ sơ hợp lệ. Công ty cần phải chuẩn bị thêm những giấy tờ như sau:
+ Hồ sơ ở trong mục I mà doanh nghiệp đã nộp online.
+ Giấy biên nhận
+ Thông báo về hồ sơ hợp lệ thông qua mạng.
- Nộp hồ sơ đối chiếu
Kế toán viên sẽ đặt toàn bộ hồ sơ tại Bộ phận một cửa Nhận hồ sơ – Phòng đăng ký kinh doanh. thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố, nơi đặt trụ sở chính.
Công ty sẽ không cần đóng lệ phí Nhà nước vì đã được Nhà nước miễn phí. Công ty phải đóng lệ phí công bố thông tin với số tiền 300 ngàn đồng.
b. Nộp hồ sơ trực tiếp
Bước 1.
- Kế toán viên chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Nhận hồ sơ – Phòng đăng ký kinh doanh. thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố, nơi đặt trụ sở chính.
- Đối với lệ phí Nhà nước: 200.000 đồng
- Đối với lệ phí công bố thông tin: 300.000 đồng
- Giấy biên nhận về việc trả kết quả.
Bước 2.
Kế toán viên sẽ nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Nhận hồ sơ – Phòng đăng ký kinh doanh. thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố, nơi đặt trụ sở chính.
Trong bước này, người đại diện cần phải cầm theo giấy biên nhận đã nhận được từ bước 1. Sau đó cầm theo chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân của người đích thân nộp hồ sơ bản gốc để xác thực thông tin.
-
Kết quả nhận và thời gian thực hiện
Kết quả nhận được, bao gồm:
- Giấy chứng nhận về việc ĐK doanh nghiệp
- Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: Trong vòng từ 3 cho đến 5 ngày.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán