Khi làm nhân viên kế toán, chắc chắn các các bạn đã biết đến công việc kiểm kê kê toán. Có thể thấy, công việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các kế toán viên.
Khái niệm về kiểm kê kế toán
Nguyên nhân chênh lệch số liệu
Khi thực hiện công tác kế toán. Kế toán viên cần phải đảm bảo rằng mình đã phản ánh chính xác về số liệu thực tế của toàn bộ các loại tài sản trong doanh nghiệp. Đối với các số dư của kế toán cần phải đảm bảo phù hợp với các số liệu trong thực tế mà doanh nghiệp hiện có.
Trong trường hợp kiểm kê tài sản. Kế toán viên có thể sẽ thấy số liệu ghi trên sổ kế toán. Và số liệu trên thực tế có sự chênh lệch nhau. Trong thực tế, việc chênh lệch về số liệu có thể phát sinh từ những nguyên nhân như sau:
- Trong quá trình nhập, xuất, thu, chi, kế toán viên thực hiện quá trình này thiết chính xác.
- Kế toán viên nhầm lẫn về các chủng loại của sổ doanh nghiệp
- Kế toán viên có thể gặp phải sai sót trong quá trình lập chứng từ hoặc trong quá trình thực hiện ghi chép sổ kế toán
- Sai sót khi thực hiện các hành vi gian lận và các hành vi tham ô
Khái niệm
Khi kế toán viên muốn thực hiện được tốt nhất công tác kế toán của mình. Kế toán viên cần phải đảm bảo được các số liệu kế toán được chính xác nhất. Không chỉ tổ chức tốt về công tác kế toán. Kế toán viên còn phải tự mình thực hiện tốt nhất công tác kiểm kể đối với các tài sản hiện có trong công ty.
Việc kiểm kê sẽ giúp cho kế toán viên đối chiếu các số liệu ở trong sổ sách và giữa dữ liệu thực tế. Điều này sẽ giúp cho kế toán viên có thể phát hiện nhanh chóng. Và kịp thời các nguyên nhân và các hiện tượng gây ra sự chênh lệch. Theo đó, kế toán viên có thể điều chỉnh các số liệu bị chênh lệch. Sao cho phù hợp với số liệu thực tế.
Như vậy, có thể hiểu rằng. Kiểm kê là một hình thức kiểm tra lại các tài sản sẵn có trong doanh nghiệp. Mục đích kiểm kể là để xác định lại được số lượng, chất lượng và các giá trị hiện có của tài sản.
Việc kiểm kê kế toán sẽ giúp cho kế toán viên có thể phát hiện ra kịp thời những chênh lệch, sai sót. Và giúp kế toán viên nhanh chóng điều chỉnh lại những số liệu đó sao cho phù hợp nhất.
Một số các loại kiểm kê mà kế toán cần biết
Một số những loại kiểm kê được xác định dựa trên phạm vi và đối tượng kiểm kê. Bao gồm các loại kiểm kê như sau:
- Kiểm kê toàn bộ: Được hiểu là kiểm kể toàn bộ các loại tài sản, vật tư hay tiền vốn của doanh nghiệp.
- Kiêm kê từng phần: Kế toán viên sẽ chỉ kiểm kê một bộ phận, một nhóm tài sản, vật dụng nào đó.
Khi kế toán viên xác định dựa trên thơi gian tiến hành kiểm kê, sẽ có các loại kiểm kê như sau:
- Kiểm kê định kỳ: Kế toán viên sẽ tổ chức kiểm kê tài sản trong doanh nghiệp dựa trên thời hạn đã lên kế hoạch trước đó.
- Kiểm kê bất thường: Kê toán viên sẽ tiến hành kiểm kê tài sản, dữ liệu bất cứ lúc nào mà không quy định trước về thời hạn kiểm kê.
Các phương pháp kiểm kê
Khi thực hiện kiểm kê, các kế toán viên có thể dựa trên những phương pháp kiểm kê như sau:
- Phương pháp kiểm kê hiện vật
Đối với các loại hiện vật được đề xuất để kiểm kê. Kế toán viên sẽ thực hiện các thao tác cân, đo, đong, đếm đối với các hiện vật đó. Đặc biệt, trước khi tiến hành kiểm tra, kế toán viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm kê. Và cần sắp xếp theo trình tự ngăn nắp, hợp lý.
- Kiểm kê tiền mặt, chứng từ kế toán có giá trị như tiền
Kế toán viên cần phải tiến hành kiểm kê các loại chứng từ quan trọng có giá trị như séc, tem bưu điện. Và phải kiểm kê cả tiền mặt.
- Kiểm kê tiền gửi ngân hàng
Kế toán viên đối chiếu số dư ở trong từng tài khoản của doanh nghiệp với sổ ghi chép ở bên ngân hàng.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Khi mua Bảo hiểm Y tế có cần tới sổ hộ khẩu không?