Đối với Kế toán tiền lương, chắc chắn cần phải nắm được nội dung về quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương. Để có thể hiểu hết về quỹ tiền lương, kế toán sẽ theo dõi nội dung trong bài viết này!
Nội dung quỹ tiền lương
Khi doanh nghiệp sử dụng tiền để chi trả cho nhân viên, nhân lực trong công ty. Các khoản tiền chi trả này nằm trong phạm vi của doanh nghiệp quản lý và sử dụng, được gọi là quỹ tiền lương.
Đối với các thành phần ở trong quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm những khoản như sau:
- Tiền lương của người lao động được tính theo thời gian làm việc. Tiền lương tính dựa trên sản phẩm hoàn thành. Và khoản tiền lương khoán của người lao động.
- Tiền công ty chi trả lương cho người lao động, sản xuất ra các sản phẩm nhưng bị hỏng, dựa trên các quy chế hiện hành của công ty.
- Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động ở trong khoảng thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất vì một lý do khách quan nào đó. Hoặc chi trả tiền lương cho người lao động ở trong khoản thời gian người lao động phải tạm nghỉ việc để đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định. Hoặc chi trả cho người lao động ở trong thời gian nghỉ phép hoặc thời gian đi học.
- Tiền doanh nghiệp chi trả cho người lao động khi ăn trưa hoặc tiền ăn ca
- Tiền doanh nghiệp chi trả cho người lao động các khoản phụ cấp làm thêm, tăng ca làm thêm giờ.
- Tiền chi trả cho người lao động các khoản tiền thưởng và nó có tính chất lặp lại thường xuyên.
Bên cạnh đó, ở trong các khoản quỹ tiền lương mà kế toán viên hạch toán. Còn có tính thêm cả các khoản chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho người lao động ở trong khoản thời gian người lao động nghỉ thai sản, ốm đau..
Phân loại tiền lương
Để có thể thuận tiện cho công tác hạch toán tiền lương, tiền lương của người lao động sẽ được chia thành 2 loại như sau. Bao gồm tiền lương trực tiếp và tiền lương gián tiếp. Và trong đó, chi tiết tiền lương sẽ theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính được xem như khoản tiền lương mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động. Trong khoảng thời gian mà người lao động thực hiện các nhiệm vụ chính được giao trong doanh nghiệp. Tiền lương chính bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp kèm theo
- Tiền lương phụ được xem như khoản tiền lương người lao động được doanh nghiệp chi trả khi hoàn thành một công việc nào đó, không phải công việc chính. Tiền lương phụ còn bao gồm cả các khoản tiền dành cho người lao động ở trong thời gian nghỉ tết, lễ, nghỉ phép theo đúng quy định.
Khi tác hai loại tiền lương này ra, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác kế toán và trong quá trình phân tích kinh tế.
Các khoản trích theo quỹ tiền lương
Trong các khoản trích theo quỹ tiền lương, bao gồm 4 khoản như sau. Quỹ Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội và Kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm Y tế
Khi tính quỹ Bảo hiểm Y tế. Quỹ này sẽ được xây dựng bằng cách trích lập 4,5% và sau đó nhân với khoản tiền lương cơ bản. Trong khoản này, sẽ có đến 3% tiền do bên doanh nghiệp hoặc bên chủ sử dụng lao động nộp. Còn 1,5 % còn lại sẽ được trừ vào trong thu nhập của người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp
Đối với quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Sẽ được trích lập 3% nhân với tiền lương của người lao động. Trong quỹ này, người lao động sẽ có trách nhiệm đóng 1% tiền lương, tiền công trong tháng đóng quỹ Bảo hiểm. Còn đối với bên doanh nghiệp. Cũng sẽ đóng 1% so với tiền lương, tiền công của người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội
Đối với quỹ Bảo hiểm xã hội. Nó sẽ được quy định trên tổng số toàn bộ tiền lương và tiền công, phụ cấp của người lao động. Tỷ lệ trích lập Bảo hiểm xã hội bằng 24% nhân với tiền lương cơ bản của người lao động. Trong đó, bên chủ đơn vị sử dụng lao động sẽ nộp 17%. Còn 7% còn lại sẽ trừ vào trong tiền thu nhập hàng tháng của người lao động.
Kinh phí Công đoàn
Đối với Kinh phí Công đoàn, sẽ trích lập 2% nhân tiền lương cơ bản của người lao động. Và khoản này, người sử dụng lao động phải nộp.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Khi mua Bảo hiểm Y tế có cần tới sổ hộ khẩu không?