Hàng tồn kho Hạch toán hàng tồn kho Những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho, bạn...

Những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho, bạn đã biết chưa?

2680
Woman entrepreneur owner SME business is checking order with smartphone, laptop and packaging box to send her customer

Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một doanh nghiệp chính là hàng tồn kho. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về hàng tồn kho. Đồng thời, tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc của hàng tồn kho bạn nhé!

Hàng tồn kho và những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho

Hàng tồn kho là gì? 

Hàng tồn kho chính là những mặt hàng sản phẩm được lưu giữ trong kho để bán vào kỳ tiếp theo. Hay nói cách khác, đây là những mặt hàng mà một doanh nghiệp dự trữ để bán. Do đó, hàng tồn kho thể hiện cho sự liên kết giữa việc sản xuất và việc bán sản phẩm. Đây là một loại tài sản ngắn hạn có vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong một công ty sản xuất được chia làm 3 loại chính:

  • Nguyên liệu thô là những nguyên liệu được giữ lại để sản xuất trong tương lai. Đây còn là nguyên liệu được gửi đi gia công chế biến hay hàng mua đi đường.
  • Bán thành phẩm là những sản phẩm tạm gọi là được phép dùng cho sản xuất. Tuy nhiên, cũng như tên gọi của nó, đây chưa được hoàn thành. Hay nói cách khác là sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh đã hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Để tính giá hàng tồn kho, theo chuẩn mực kế toán thì được tính theo gốc. Trong đó, giá gốc lại bao gồm tổng của những chi phí mua, chế biến và các chi phí khác liên quan hoặc phát sinh để có được hàng tồn kho.

Giá gốc hàng tồn kho là tổng hợp của những chi phí nào?

Hàng tồn kho và những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho

Chi phí mua

  • Ở đây, chi phí mua phải kể đến một số loại như giá mua hàng tồn kho, các loại thuế không được hoàn lại. Bên cạnh đó còn có chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản phát sinh trong suốt quá trình mua hàng. Và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
  • Chi phí mua không bao gồm các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách.

Chi phí chế biến

Chi phí chế biến cũng là một trong những chi phí cần xác định nếu muốn tính giá gốc hàng tồn kho. Theo đó, khoản chi phí này bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất. Cụ thể như chi phí nhân công, chi phí sản xuất cố định chung hay biến đổi trong suốt quá trình chế biến nguyên liệu thành thành phẩm. Trong đó:

  • Chi phí sản xuất chung cố định là chi phí sản xuất gián tiếp. Chẳng hạn như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì máy móc, thiết bị, nhà xưởng, quản lý hành chính… Đặc điểm chung của loại chi phí này chính là không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung biến đổi cũng là chi phí sản xuất gián tiếp. Nhưng thường thay đổi trực tiếp phụ thuộc vào sự dao động của số lượng sản phẩm sản xuất. Chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…

Chi phí liên quan trực tiếp khác

  • Khi tính vào giá gốc hàng tồn kho, đây được xem là các khoản chi phí để mua vào và chế biến hàng tồn kho. Điển hình là chi phí thiết kế cho một sản phẩm cụ thể.

Chi phí cung cấp dịch vụ

Chi phí cung cấp dịch vụ là những khoản chi cho nhân viên. Hoặc những khoản chi phí khác liên quan mật thiết đến việc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phí giám sát. Ngoài ra, chi phí cung cấp dịch vụ không bao gồm chi phí nhân viên, bán hàng hay quản lý doanh nghiệp.

Lưu ý: Một số chi phí không được tính và giá gốc hàng tồn kho như:

  • Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp các chi phí này phát sinh trên mức bình thường.
  • Chi phí bảo quản hàng tồn kho
  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp

Như vậy, để tính giá gốc hàng tồn kho, bạn cần xác định được những chi phí nêu trên là bao nhiêu. Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về hàng tồn kho cũng như cách xác định giá gốc hàng tồn kho.

Xem thêm

Những thông tin quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động nên biết

Những trường hợp không được làm kế toán trong doanh nghiệp

Nâng mức giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế giảm được bao nhiêu tiền?