Thuế khoán đã không còn xa lạ đối với các hộ kinh doanh và cá nhân. Nhưng không phải đối tượng nào cũng cần phải nộp thuế khoán. Trong bài viết này sẽ có những đối tượng cần phải nộp thuế theo phương pháp khoán.
Những đối tượng nộp thuế theo phương pháp khóa
Những cá nhân và hộ kinh doanh phải nộp thuế theo phương pháp khoán là những cá nhân, hộ kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất và kinh doanh. Điều này đã được quy định trong Điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định ở trên. Tất cả những cá nhân, hộ kinh doanh khi có doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ đạt ở một mức nhất định nào đó sẽ phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Trừ những đối tượng ở trong 3 trường hợp sau đây:
- Những đối tượng cá nhân kinh doanh dựa theo từng lần phát sinh hàng hóa
- Những cá nhân kinh doanh theo mô hình cho thuê tài sản
- Những cá nhân trực tiếp ký kết hợp đồng để làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm hay đại lý bán hàng đa cấp
Hướng dẫn tính thuế dựa theo phương pháp khoán
Khi tính thuế theo phương pháp khoán, kế toán viên có thể dựa vào trong Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC để tính.
Căn cứ tính thuế
Khi xác định số thuế phi nộp, sẽ dựa vào trong doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế được tính dựa trên doanh thu để làm căn cứ tính thuế.
Xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán
Khi xác định số thuế khoán phải nộp, có thể xác định dựa trên công thức như sau;
Số thuế GTGT = Tỷ lệ thuế GTGT x doanh thu tính thuế GTGT
Số thuế TNCN = Tỷ lệ thuế TNCN x doanh thu tính thuế TNCN
Trong đó
Xác định doanh thu tính thuế TNCN và doanh thu tính thuế GTGT
- Doanh thu tính thuế sẽ bao gồm toàn bộ các khoản doanh thu của toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, tiền gia công. Toàn bộ số tiền phát sinh từ quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
- Nếu doanh cá nhân, hộ gia đình tiến hành nộp thuế khoán và bên cạnh đó có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế. Như vậy doanh thu tính thuế phải nộp sẽ được dựa vào trong các doanh thu khóa và doanh thu được ghi ở trên hóa đơn.
- Nếu như cá nhân, hộ gia đình không thể xác định được các khoản doanh thu tính thuế. Hoặc xác định được doanh thu nhưng kết quả doanh thu không phù hợp. Như vậy, bên cơ quan Thuế sẽ có quyền ấn định khoản doanh thu khoán của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Xác định tỷ lệ tính thuế GTGT và thuế TNCN
- Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tỷ lệ thuế GTGT 1% và tỷ lệ thuế TNCN 0,5%
- Đối với hoạt động xây dựng nhưng không bao thầu nguyên vật liệu. Tỷ lệ thuế GTGT 5% và tỷ lệ thuế TNCN 2%
- Đối với hoạt động vận tải, dịch vụ, hàng hóa và có gắn xây dựng và bao thầu nguyên vật liệu. Tỷ lệ thuế GTGT 3% và tỷ lệ thuế TNCN 1,5%
- Đối với hoạt động kinh doanh khác. Tỷ lệ thuế GTGT 2% và tỷ lệ thuế TNCN 1%
Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế
Thời điểm để hộ gia đình và cá nhân xác định doanh thu tính thuế sẽ từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
Đối với các cá nhân mới thực hiện việc kinh doanh bắt đầu từ đầu năm. Hoặc các cá nhân, hộ gia đình thực hiện việc thay đổi quy mô kinh doanh. Như vậy, thời điểm để xác định doanh thu tính thuế trong vòng 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Đối với những các cá nhân, hộ gia đình xác định doanh thu dựa trên hóa đơn. Như vậy, thời điểm để xác định doanh thu sẽ được tính như sau:
- Đối với hoạt động bán hàng, sẽ xác định vào thời điểm chuyển giao về quyền sử dụng và sở hữu hàng hóa.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ. Sẽ xác định vào trong thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
- Đối với hoạt động xây lắp, thời điểm xác nhận khi công trình đã hoàn thành và được bàn giao.
Xem thêm:
Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?
Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?
Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP