Kinh nghiệm Các phương thức Thanh toán mua hàng bạn nên ghi nhớ

Các phương thức Thanh toán mua hàng bạn nên ghi nhớ

768

Đối với kế toán viên, việc nắm được và hiểu rõ về các phương thức mua hàng cực kì quan trọng. Nó liên quan mật thiết đến tiến độ phát triển và quá trình làm việc của kế toán. Vậy có thể thanh toán mua hàng bằng những phương thức nào?

Thanh toán mua hàng bằng những phương thức nào?

Thanh toán mua hàng bằng phương thức trực tiếp

Đối với phương thức thanh toán trực tiếp khi mua hàng được áp dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Cụ thể, sau khi đã nhận được quyền sở hữu hàng hóa. Bên doanh nghiệp mua hàng sẽ thanh toán tiền mua cho bên bán hàng.

Phương thức thanh toán mua hàng trả chậm

Đối với phương thức thanh toán mua hàng trả chậm cũng được áp dụng khá nhiều hiện nay. Cụ thể, bên mua hàng nhận quyền sở hữu hàng hóa trước, sau đó mới thanh toán tiền mua hàng. Và có thể thấy, thường thường bên bán hàng sẽ đặt ra điều kiện về tín dụng cho bên mua hàng. Và cụ thể trong đó sẽ có quy định luôn về thời điểm cụ thể thanh toán tiền mua hàng. Và có quy định thêm về thời gian bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

Nguyên tắc hạch toán mua hàng

Khi mua hàng, kế toán viên sẽ dựa vào nguyên tắc hạch toán như sau:

  • Toàn bộ cácc khoản nợ của công ty, kế toán viên cần phải theo dõi chi tiết theo từng chủ nợ. Cụ thể, kế toán viên cần phải theo dõi về số nợ đã trả, số nợ phải trả và số tiền nợ chưa trả.
  • Đối với các khoản nợ phải trả, kế toán viên sẽ ghi nhận theo chi tiết từng chỉ tiêu số lượng. Dựa vào giá trị theo quy định để theo dõi chi tiết từng khoản cho các chủ nợ.
  • Đến thời điểm cuối kỳ kế toán, kế toán viên sẽ lập Báo cáo tài chính. Kế toán hoàn toàn có thể lấy số dư chi tiết của cả hai tài khoản này. Sau đó để lên hai chỉ tiêu bên nguồn vốn và bên tài sản trong bảng cân đối kế toán.

Lưu ý

Để có thể theo dõi tốt nhất các khoản nợ phải trả cho bên chủ nợ. Kế toán viên nên theo dõi bằng tài khoản 311 – số nợ mà doanh nghiệp phải trả.

Kế cấu tài khoản 311

Đối với kết cấu tài khoản 311, kế toán viên có thể tham khảo kết cấu và cách ghi như sau:

Khi ghi bên Nợ của TK 311:

  • Số tiền thanh toán với người bán hàng
  • Số tiền hàng mà bên mua ứng trước với bên bán hàng
  • Chiết khấu thanh toán để trừ vào số tiền nợ phải trả

Khi ghi bên Có của TK 311:

  • Số dư tại thời điểm đầu kỳ: Bao gồm số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán
  • Hàng đã mua nhưng chưa thanh toán cho bên bán hàng
  • Điều chỉnh mức giá tạm tính

Đối với số dư cuối kỳ của bên Có: Toàn bộ khoản nợ còn phải trả cho bên bán hàng.

Thanh toán mua hàng bằng những phương thức nào?

Phương pháp hạch toán tiền khi mua hàng

Dựa vào từng trường hợp mua hàng mà sẽ có những phương pháp hạch toán khác nhau

Đối với trường hợp mua hàng nhưng chưa trả tiền cho bên bán

Định khoản như sau:

  • Nợ các TK1561, 627, 641, 642: Tổng trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào và chưa được tính thuế GTGT
  • Nợ TK 133: Số thuế GTGT đầu vào của mặt hàng đó
  • Có TK 331: Tổng số tiền mà doanh nghiệp thanh toán

Đối với trường hợp ứng tiền cho nhà cung cấp hoặc trả nợ cho người bán

Định khoản trong trường hợp này như sau:

  • Nợ TK 331: tổng số tiền bên mua phải trả cho người bán
  • Có các TKk 111, 112: tổng số tiền phải trả cho người bán

Đối với trường hợp chiết khấu thanh toán công ty được hưởng do thanh toán sớm hơn thời gian quy định

Định khoản trong trường hợp này như sau:

  • Nợ các TK 111, 112, 331: Toàn bộ số tiền chiết khấu mà doanh nghiệp được hưởng
  • Có TK 515: Toàn bộ số tiền chiết khấu được hưởng

Như vậy, khi thực hiện nghiệp vụ mua hàng. Kế toán viên có thể thanh toán bằng hai hình thức trực tiếp và mua hàng trả chậm. Bên cạnh đó, kế tóa viên còn có thể dựa vào những nguyên tắc nêu trên để hạch toán mua hàng.

Xem thêm:

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP