Kinh nghiệm Tiền phạt Vi phạm hợp đồng được xử lý như thế nào?

Tiền phạt Vi phạm hợp đồng được xử lý như thế nào?

901

Nhiều kế toán viên mặc dù đã làm việc lâu năm, nhưng nhiều khi có các khoản tiền phát sinh lại không biết nên xử lý như thế nào? Đặc biệt những khoản tiền phạt khi vi phạm hợp đồng? Hãy xem bài viết này để biết cách xử lý!

Vi phạm hợp đồng: Tiền phạt được xử lý như thế nào?

Tiền phạt vi phạm hợp đồng có cần phải xuất hóa đơn không?

Trong trường hợp vi phạm hợp đồng mà phải bồi thường, kế toán viên nên chú ý như sau:

  • Trường hợp vi phạm và phải bồi thường bằng tiền. Bên bồi thường sẽ lập phiếu chi. Còn bên nhận bồi thường sẽ lập phiếu thu.
  • Trường hợp vi phạm hợp đồng và bồi thường bằng hàng hóa hoặc dịch vụ. Bên bồi thường sẽ lập hóa đơn và kê khai giá trị gia tăng như khi bán hàng bình thường. Đối với bên nhận bồi thường sẽ được kê khai và khấu trừ.

Các quy định về tiền vi phạm hợp đồng

Tiền phạt hợp đồng có được giảm trừ vào doanh thu?

Những trường hợp mà công ty, doanh nghiệp sẽ được giảm trừ doanh thu. Bao gồm: Giảm giá hàng bán ra, chiết khấu thương mại, hàng bán đi bị trả lại.

Ví dụ. Đối với trường hợp khi bên công ty nhận gia công, trong quá trình gia công đã vô tình làm hỏng nguyên liệu của bên thuê gia công. Sự việc dẫn đến bồi thường theo như trong thỏa thuận của hợp đồng. Như vậy, bên công ty gia công khi bồi thường cần phải lập chứng từ cho bên công ty thuê gia công. Đồng thời, sau khi đã nhận được bồi thường, bên công ty thuê gia công cần phải lập chứng từ theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trong quá trình xử lý khoản tiền bồi thường cho hợp đồng. Bên được bồi thường cần phải ghi nhận vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty được bồi thường sẽ không cần phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Điều này đã được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 13, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

Sau đó cả hai bên cần phải lập biên bản về vi phạm. Trong biên bản cần phải ghi rõ ràng các sai sót. Bên cạnh đó, bên nhận được đền bù sẽ lập hóa đơn điều chỉnh tăng doanh thu. Trong đó cần phải phản ánh đúng doanh thu ở trong hợp đồng.

Như vậy, các khoản tiền phạt khi mà vi phạm hợp đồng sẽ không được giảm trừ vào doanh thu.

Tiền vi phạm có được tính vào trong chi phí hay không?

Những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đã được quy định rõ ràng trong Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:

  • Những khoản tiền phạt vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm về luật giao thông; Vi phạm về các chế độ kinh doanh; Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả hành vi nộp thuế chậm.

Kết luận, tiền vi phạm HĐ sẽ được tính vào trong chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Hướng dẫn hạch toán khoản tiền vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng: Tiền phạt được xử lý như thế nào?

Đối với bên được đền bù hợp đồng

Khi có tiền vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp sẽ hạch toán như sau:

  • Trường hợp 1: Giảm giá trị tài sản với các khoản tiền phạt. Bao gồm:

+  Nợ bao gồm các TK 112, 331, 111…

+ Có bao gồm các TK 154, 156, 151, 153, 241, 211 …

  • Trường hợp 2: Tiền phạt nhưng được ghi nhận vào trong các khoản thu nhập khác

+ Nợ bao gồm các TK 331, 112, 111,

+ Có TK 711 – thu nhập khác

  • Trường hợp 3: Các khoản tiền được nhận bồi thường từ bên thứ 3

+ Nợ  TK 111, 112..

+ Có TK 711 – Thu nhập khác.

Đối với bên bị bồi thường tiền vi phạm

  • Những khoản chi phí sử dụng để đền bù những thiệt hại đã mua bảo hiểm trước đó.

+ Nợ TK 811 – Chi phí khác

+ Nợ TK 133 – Thuế GTGT đã khấu trừ

+ Có bao gồm các TK 111, 112, 152..

Đối với bên doanh nghiệp vi phạm hợp đồng và phải bồi thường hợp đồng. Sẽ hạch toán như sau:

  • Nợ TK 811 – Chi phí khác
  • Có các TK 111, 112
  • Có TK 338
  • Có TK 333

Xem thêm:

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Xử lý kỷ luật nhân viên cần lưu ý những vấn đề gì?

Cách giải quyết các tình huống Thuế thường gặp trong doanh nghiệp