Thông tư 48/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 08/08/2019 nhằm hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
Tổng quan về Thông tư 48/2019/TT-BTC
Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư này. Riêng đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Các quy định cụ thể của Thông tư 48/2019/TT-BTC
Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Đối tượng trích lập dự phòng
- Giá gốc hàng tồn kho
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
- Khi giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Xử lý đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng
Điều 5. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
– Các khoản đầu tư chứng khoán
- Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu giá trị đầu tư thực tế của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp bị suy giảm so với giá thị trường thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng.
– Các khoản đầu tư khác
- Đối tượng trích lập dự phòng
- Công thức tính mức trích lập dự phòng
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng.
- Xử lý đối với các khoản đầu tư đã trích lập dự phòng
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Đối tượng trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng.
- Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
- Đối tượng và điều kiện lập dự phòng.
- Mức trích lập dự phòng bảo hành
- Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ tình hình tiêu thụ, bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và các cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định liên quan, doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng.
Mời bạn đọc tải về để xem chi tiết Thông tư 48/2019/TT-BTC TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải và hướng dẫn viết Mẫu biên lai thu tiền 06- TT theo Thông tư 200
Tải miễn phí mẫu dự toán giá thành nội thất
Chia sẻ bộ bảng lương, bảng chấm công của bộ phận sản xuất ở nhà máy