Trong một doanh nghiệp, việc xảy ra các vấn đề mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động đã không còn xa lạ. Và nhiều trường hợp, người lao động sẽ đình công để đòi quyền lợi cho mình. Nhưng nếu như người lao động đình công bất hợp pháp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đình công bất hợp pháp bao gồm những trường hợp nào?
Có thể hiểu, khi người lao động nghỉ việc tạm thời, có quy mô và có tổ chức, được hiểu là đình công. Việc đình công mục đích cuối cùng là để đạt được những mục đích trong công việc của người lao động.
Tuy nhiên, việc đình công của người lao động sẽ chỉ có hiệu lực và kết quả khi đình công hợp pháp. Nhưng ta có thể thấy. Hiện nay có rất nhiều các cuộc đình công diễn ra ở nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, những cuộc đình công này đều thuộc mô hình đình công bất hợp pháp.
Những hành vi đình công bất hợp pháp của người lao động đã được quy định rõ ràng trong Điều 215 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân của cuộc đình công không được phát sinh từ lợi ích chung của cả tập thể lao động.
- Trong nhóm đình công, có những người lao động không cùng làm việc với nhau. Không cùng chung một người sử dụng lao động. Nhưng vẫn cố tình tổ chức đình công với nhau.
- Trong vụ tranh chấp lao động này. Sự việc vẫn chưa được bên phía người lao động. Doanh nghiệp, cá nhân giải quyết xong và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Nhóm người lao động tiến hành đình công tại công ty, địa điểm không được phép đình công nằm trong danh mục do Chính phủ quy định.
- Vẫn cố tình đình công khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?
- Trong trường hợp nhóm người lao động đã đình công, và được điều tra là cuộc đình công bất hợp pháp. Nhưng nhóm người này vẫn không dừng lại và cố tình đình công. Và hơn nữa nhóm người lao động không trở lại công ty để làm việc. Nhóm người lao động định công bất hợp pháp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật dựa trên mức độ vi phạm nặng nhẹ.
Trường hợp đình công bất hợp pháp và gây ra thiệt hại
Khi người lao động thực hiện đình công bất hợp pháp. Và còn gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động và doanh nghiệp. Như vậy, tổ chức lãnh đạo công đoàn của nhóm đình công cần phải đứng ra để bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, bên phía sử dụng lao động sẽ đứng ra để xác nhận về các thiệt hại của doanh nghiệp do cuộc đình công đó gây ra. Bao gồm;
- Xác định các khoản thiệt hại về máy móc, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm. Sau khi người sử dụng lao động đã thanh lý, tái chế và trừ đi các khoản thiệt hại.
- Xác định các khoản thiệt hại của doanh nghiệp do tác động của cuộc đình công gây ra. Bao gồm: Máy móc vận hành theo yêu cầu của công nghệ; Máy móc bị hư hỏng, phải sữa chữa, thay thế phụ tùng; Các nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm bị hư hỏng và phải tái chế lại; Những nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Cần phải tiến hành bảo quản trong suốt quá trình người lao động đình công; Các khoản bồi thường về hợp đồng buôn bán và khách hàng do ảnh hưởng của cuộc đình công gây ra.
Theo đó, căn cứ vào trong nội dung của văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại do cuộc đình công gây ra. Người đại diện đình công hoặc người dẫn đầu của cuộc đình công bất hợp pháp đó. Phải đứng ra để bồi thường thiệt hại.
Lưu ý
- Đối với những trường hợp mà khi nhận được thông báo về mức thiệt hại do cuộc đình công gây ra. Nhưng bên phía tổ chức đình công lại không đồng ý với các khoản thiệt hại và số tiề phải bồi thường. Như vậy, trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc. Bắt đầu từ ngày bên đình công nhận được văn bản. Bên phía đình công có thể gặp bên sử dụng lao động để thỏa thuận lại những khoản mà chưa đồng ý
- Sau khi đã thỏa thuận, nếu cả hai đồng ý, sẽ tự giải quyết theo thỏa thuận. Trong trường hợp cả hai bên không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng. Cả hai bên có thể nhờ tòa án giải quyết.
Xem thêm:
Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động
Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?
Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này