Bên cạnh những chính sách khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng thì tổ chức hội chợ, triển lãm cũng thường được diễn ra. Đây là một hoạt động ra đời với mục đích xúc tiến thương mại, mua bán. Vậy, để đăng ký tổ chức hội chợ, mỗi doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đối tượng nào được tổ chức hội chợ, triển lãm?
- Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
- Thương nhân tổ chức triển lãm thương mại tại nước ngoài.
Lưu ý: Triển lãm không bao gồm các hoạt động liên quan đến khuôn khổ chương trình hay hoạt động xúc tiến thương mại cho Thủ tướng quyết định.
Đăng ký thủ tục tại cơ quan nào?
- Sở Công thương nơi doanh nghiệp dự định tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
- Trong trường hợp đăng ký hội chợ tại nước ngoài, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Công thương.
Đăng ký tổ chức hội chợ bằng phương thức nào?
Có ba hình thức chính để doanh nghiệp, thương nhân đăng ký tổ chức, cụ thể như sau:
- Nộp 1 bộ hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền nơi sẽ tổ chức hội chợ.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền nơi diễn ra hội chợ.
- Nộp trực tuyến thông qua hệ thống dịch vụ công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Thời gian và hồ sơ cần có để đăng ký tổ chức triển lãm
Thời gian đăng ký
- Trường hợp tổ chức triển lãm thương mại tại Việt Nam: tối đa là 365 ngày và chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc.
- Trường hợp tổ chức triển lãm thương mại tại nước ngoài: tối đa là 365 ngày và chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc.
Lưu ý: Ngày ở đây được tính theo ngày ghi trên vận đơn bưu điện, ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ nếu nộp trực tiếp. Hoặc căn cứ từ ngày hệ thống trực tuyến ghi nhận việc đăng ký của bạn.
Hồ sơ đăng ký mở triển lãm thương mại
Gồm:
- 01 bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Bạn nên sử dụng mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP là phù hợp nhất.
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy đăng ký đầu tư, không cần công chứng.
Thương nhân hoàn thành những nội dung đăng ký nào?
- Tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp, thương nhân có ý định đăng ký tổ chức triển lãm.
- Tên, chủ đề của triển lãm
- Thời gian, địa điểm tổ chức triển lãm
- Quy mô của triển lãm lớn hay nhỏ, hay trung bình.
Lưu ý: Cấm việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ
Hội chợ, triển lãm cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nếu như đáp ứng được hết tất cả những tiêu chí trên, về cơ bản thương nhân đã có thể hội chợ. Nhưng cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Thương nhân cần thiết kế kích thước các gian hàng để trưng bày, giới thiệu sản phẩm phù hợp. Kích thước tiêu chuẩn là 3x3m.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ những điều kiện sinh hoạt như điện, nước, vệ sinh. Và đặc biệt là vấn đề an ninh vì hội chợ là nơi đông đúc, tấp nập.
- Doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan quản lý về kết quả của cuộc triển lãm như thế nào. Bạn chỉ cần điền vào mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
Tóm lại, việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu trên. Và các tiêu chuẩn được quy định bởi Ủy ban nhân dân của tỉnh hoặc thành phố nơi diễn ra triển lãm. Ngoài ra, nếu như bạn muốn tổ chức hội chợ ở nước ngoài thì còn cần phải đáp ứng các yêu cầu do Bộ Công thương đưa ra.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục cũng như hồ sơ, giấy tờ để tiến hành đăng ký tổ chức hội chợ. Hoạt động hội chợ diễn ra khá phổ biến ngày nay và là chiến lược kinh doanh của nhiều công ty. Tin rằng, những thông tin trên giúp ích cho bạn rất nhiều.
Xem thêm
Khắc phục tình trạng sai định dạng ngày tháng trong Excel
Tải miễn phí mẫu bảng tính lương thường dùng trong doanh nghiệp
Nghị định số 22/2020/NĐ-CP quy định một số thay đổi về lệ phí môn bài