Kế toán cho giám đốc old Tổng hợp tất cả các loại thuế chi nhánh cần kê khai...

Tổng hợp tất cả các loại thuế chi nhánh cần kê khai khi thành lập

792

Chi nhánh doanh nghiệp khi thành lập ra cần kê khai những loại thuế nào, lệ phí nào? Các  chi nhánh có thể khai thuế cùng với tờ khai thuế của trụ sở chính không? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Tổng hợp các loại thuế chi nhánh cần kê khai mới nhất

Lệ phí môn bài

Một trong những khoản phí bắt buộc mà các chi nhánh phải nộp chính là lệ phí môn bài. Loại phí này được tính từ lúc doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động. Với số tiền khoản 1 triệu đồng, chi nhánh đã hoàn thành được nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài của mình. Điều này được quy định tại Nghị định 139/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau

  • Trường hợp chi nhánh thuộc cùng một tỉnh với trụ sở chính. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài thay chi nhánh phụ thuộc cho cơ quan quản lý.
  • Trường hợp chi nhánh nằm khác tỉnh so với trụ sở doanh nghiệp. Chi nhanh phải tiến hành tự nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổng hợp các loại thuế chi nhánh cần kê khai mới nhất

Thường thì chúng ta đều biết tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng lưu ý một điều đối với những công ty có nhiều chi nhánh. Mỗi chi nhánh đều phải kê khai thuế TNDN. Điều 16 của Thông tư 151/2014/TT-BTC cũng quy định rõ điều này:

  • Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này thuộc về trách nhiệm của trụ sở chính. Lưu ý, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở những chi phí phát sinh ở chi nhánh.
  • Nếu chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh cần nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh cho cơ quan thuế mà mình chịu sự quản lý trực tiếp.

Thuế thu nhập cá nhân

  • Đối với người lao đồng đăng ký hợp đồng trực tiếp với công ty chính nhưng được cử đến chi nhánh làm việc. Chi nhánh không cần kê khai và nộp thuế cho người lao động này. Trách nhiệm này sẽ thuộc về doanh nghiệp lớn, kê khai thông tin tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
  • Đối với người lao động đăng ký hợp đồng trực tiếp với các chi nhánh. Nhưng các doanh nghiệp trả lương hộ chi nhánh. Khi đó, chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN cho người lao động.

Thuế giá trị gia tăng

Điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định rõ ràng về việc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng của chi nhánh. Cụ thể như sau:

  • Nếu địa chỉ chi nhánh khác với tỉnh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp chính. Chi nhánh phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế. Trong trường hợp chi nhánh không phát sinh hoạt động thương mại thì chỉ cần kê khai tại trụ sở chính là được.
  • Nếu địa chỉ chi nhánh và doanh nghiệp cùng nằm ở một tỉnh hoặc thành phố, doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai thuế giá trị gia tăng này.
  • Nếu chi nhánh chỉ có chức năng sản xuất và không trực tiếp bán hàng thì sao? Trong trường hợp hạch toán độc lập, phải đăng ký nộp thuế theo phương thức khấu trừ tại địa phương đó. Nếu hạch toán phụ thuộc thì phải kê khai tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi đơn vị phụ thuộc.

Trong đó: thuế GTGT được tính theo phương thức khấu trừ công thức sau:

  • VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào
  • VAT đầu vào = % thuế suất x giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn mua vào.
  • VAT đầu ra = % thuế suất x giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn bán ra.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại thuế mà một chi nhánh phải đóng cho cơ quan quản lý thuế. Tin rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Và đặc biệt, giúp cho hoạt động quản lý trở nên dễ dàng và bài bản hơn.

Xem thêm

Tuyệt chiêu trích lọc dữ liệu và làm báo cáo cực nhanh trong Excel

Cách sử dụng hàm NETWORKDAYS để tính số ngày làm việc trong Excel

Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?