Trong các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất. Thường sẽ có khoản chi tiền trang phục cho người lao động. Vậy, định khoản chi tiền trang phục cho người lao động có được khấu trừ khi tính thuế hay không?
Định khoản chi tiền trang phục cho nhân viên bằng tiền mặt
Ở trong Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC. Khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, những khoản chi sẽ không được trừ, bao gồm:
- Khi chi tiền trang phục cho người lao động trong doanh nghiệp nhưng lại không có hóa đơn hay chứng từ. Và khoản tiền chi trang phục cho người lao động cho mỗi người lao động trên 1 năm vượt quá 5 triệu đồng.
- Nếu như trong trường hợp mà doanh nghiệp thực hiện chi tiền trang phục cho người lao động cả bằng tiền mặt và cả bằng hiện vật. Nhằm mục đích để được tính vào trong chi phí được từ. Như vậy, khoản chi tối đa với chi bằng tiền sẽ không được vượt quá 5 triệu đồng trên 1 người lao động/ năm. Đối với chi bằng hiện vật cũng cần có hóa đơn, chứng từ.
Bên cạnh đó, ở trong Điểm đ.4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cũng đã quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế. Cụ thể :
- Thu nhập từ tiền lương và tiền công
- Các phần tiền khoán chi cho trang phục, văn phòng phẩm và cho trang phục… Các khoản chi này cao hơn so với mức quy định của nhà nước.
Đối với các khoản chi trang phục cho người lao động. Không được vượt quá 5 triệu đồng cho một người lao động/ năm. Nếu như doanh nghiệp chi trang phục cho người lao động cả bằng tiền và bằng hiện vật. Nhằm mục đích được trừ khi tính thu nhập chịu thuế cũng không được vượt quá 5 triệu đồng cho một người.
Như vậy, định khoản chi phí trang phục cho mỗi người lao động không vượt quá 5 triệu đồng trong 1 năm. Khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ được tính là khoản chi được trừ. Và khoản chi trang phục này sẽ không bị tính vào trong khoản thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Định khoản chi tiền trang phục cho người lao động bằng hiện vật
Trong trường hợp mà doanh nghiệp chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật. Nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ, doanh nghiệp sẽ được tính vào trong chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, có thể hiểu, nếu doanh nghiệp thực hiện chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật. Doanh nghiệp sẽ không bị quy địnhh giới hạn khoản chi như khi chi bằng tiền. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo có đầy đủ hóa đơn và chứng từ.
Ví dụ: Khi công ty A chi tiền mua vải và cung cấp cho nhân viên hết 50 triệu đồng. Số tiền mua vải này đã có đầy đủ hóa đơn và chứng từ khi giao dịch. Như vậy, khi tính thu nhập doanh nghiệp, công ty A sẽ được trừ 50 triệu đồng này vào trong thu nhập chịu thuế.
Khoản chi trang phục cho nhân viên bằng tiền mặt và bằng hiện vật
Trong trường hợp mà doang nghiệp chi khoản trang phục cho người lao động vừa bằng tiền mặt và vừa bằng hiện vật. Trong trường hợp này, nếu như muốn được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Mức chi bằng tiền mặt không được quá 5 triệu đồng cho một người lao động. Đối với chi bằng hiện vật cần phải có đầy đủ hóa đơn và chứng từ.
Ví dụ: Công ty B chi tiền trang phục cho nhân viên trong công ty mỗi người 1,5 triệu đồng trong 1 năm. Bên cạnh đó, công ty cũng chi 70 triệu đồng để mua vải và phát cho nhân viên. Khi giao dịch mua vải, có đầy đủ hóa đơn chứng từ. Như vậy, khoản tiền mặt đưa cho nhân viên và tiền mua vải đều sẽ được tính vào trong chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Lưu ý, những khoản này sẽ không bị tính vào trong thu nhập chịu thuế của người lao động. Khi tính thu nhập cá nhân.
Xem thêm:
Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động
Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?
Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này