Hàng tháng và cuối năm kế toán thường phải thực hiện đóng sổ kế toán. Tuy nhiên nếu kế toán các doanh nghiệp thực hiện không đúng quy trình hoặc không có các bước kiểm tra thì sẽ khó tránh khỏi các sai sót. Dưới đây là một số lưu ý trước khi thực hiện đóng sổ kế toán, hạn chế các điều chỉnh sau khi kiểm toán và thanh tra thuế.
Các vấn đề cần kiểm tra để tránh trường hợp xảy ra sai sót khi đóng sổ kế toán
Đóng sổ kế toán chính là động tác khá quen thuộc mà ai ai khi làm kế toán cũng phải thực hiện. Thực hiện hoạt động này vào hàng tháng và cuối năm theo như quy định. Nếu như không làm đúng quy trình hoặc không có các bước kiểm tra thì sẽ bị sai sót. Sau đây là một số vấn đề cần kiểm tra để tránh việc sai sót khi đóng sổ kế toán.
Tiền mặt tại quỹ
- Cần kiểm tra nguồn tiền mặt tránh trường hợp bị âm.
Tiền ngân hàng
- Lấy đầy đủ tài khoản ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản. Kiểm tra số dư tài khoản ngày 31/12 hàng năm khớp với số dư trên TK 112.
- Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt có lớn không để xác định tính hợp lý của chi phí. Trừ đi cho chi phí lãi vay.
- Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng nguyên tắc phải khớp. Với hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng.
Thuế GTGT khấu trừ
- Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 là số thuế được chuyển sang kỳ năm sau. Ở trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2016 hoặc quý 04/2016 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Nếu như hóa đơn tháng hoặc quý nào khai tháng hoặc quý đó thì kế quả nó bằng nhau.
- Người lại thì hóa đơn mua vào khai không đúng tháng hay quý. Thì số dư TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn số dư ở chỉ tiêu 43.
Công nợ phải thu phải trả
Đối chiếu công nợ nếu như công nợ có sự chênh lệch thì cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch. Cần tìm ra nguyên nhân do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Điều này rất quan trọng vì nếu như bạn hạch toán không kịp thời có thể rủi ro về thuế.
Chẳng hạn như doanh thu ghi nhận muộn thì thuế truy thu thuế tương ứng. Bởi phần doanh thu ghi nhận thiếu năm 2017. Nếu như chi phí năm 2017 mà bạn ghi nhận nhầm thành 2018. Thì hậu quả là chi phí đó sẽ không đúng kỳ dẫn đến rủi ro thuế loại trừ chi phí năm 2018.
Tiền tạm ứng
- Cần kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu như phát sinh tạm ứng mà chưa hoàn ứng.
Hàng tồn kho
- Nên kiểm tra hàng nhập đã đầy đủ hay là chưa. Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Không nên đề xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Đối chiếu hàng hóa tồn kho với khách hàng của mình.
- Đối với công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. Thì số dư TK 154 chi tiết phải khớp với sổ chi tiết giá thành theo từng công trình cụ thể.
- Cần xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị,… để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ ràng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê.
Phân bổ chi phí trả trước
- Cần phải kiểm tra sổ chi tiết phân bổ 242 so với số dư tài khoản 242 trên bảng cân đối sổ phát sinh.
- Loại chi phí nào là hợp lý và loại chi phí nào không hợp lý.
Các khoản tiền vay, mượn
- Cần nên rà soát thật kỹ lưỡng lại các khoản vay mượn trong nội bộ. Nếu như số lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều tại ngày 31/12/2014. Thì trong trường hợp này nên thực hiện trả nợ để có thể giảm bớt số dư TK 331.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến những sai sót đóng sổ kế toán. Nếu như trong quá trình làm việc không muốn xảy ra sai sót thì bạn hãy tham khảo bài viết trên. Chúng tôi đã cung cấp thông tin khá kỹ lưỡng và chi tiết đến cho bạn cần. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin bổ ích nhất cho tất cả mọi người.
Xem thêm
Soạn thảo hợp đồng lao động: Các lỗi thường gặp mà kế toán cần tránh
Những quyền lợi thường bị xâm phạm nhất của người lao động
Mở hoặc chỉnh sửa sổ kế toán cần tuân thủ những quy định nào?