Kinh nghiệm Công ty ép nhân viên nghỉ việc sẽ bị phạt như thế...

Công ty ép nhân viên nghỉ việc sẽ bị phạt như thế nào?

567

Không ít người lao động hiện nay đang gặp vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm khi bị ép nghỉ việc giữa chừng. Có mức xử phạt nào thích đáng cho những doanh nghiệp này?

Công ty ép nhân viên nghỉ việc sẽ bị phạt như thế nào?

Những trường hợp cho nhân viên nghỉ việc đúng luật

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 7 trường hợp doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc đúng luật. Đã được quy định rõ ràng ở trong Bộ Luật lao động. Những trường hợp cụ thể như sau:

  • Người lao động làm việc nhưng không thường xuyên hoàn thành công việc được giao
  • Người lao động bị ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đã nghỉ để điều trị bệnh quá ½ thời hạn trong hợp đồng. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu phục hồi và có khả năng để tiếp tục công việc của mình. Trường hợp này áp dụng đối với những người làm công việc theo thời vụ hoặc làm công việc có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
  • Doanh nghiệp gặp phải một số vấn đề về thiên tai, hỏa hoạn, lý do bất khả kháng. Đã cố gắng để khắc phục nhưng không thành công. Cần phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhân lực làm việc.
  • Sau khi đã hết thời gian tạm hoãn hợp đồng làm việc nhưng người lao động vẫn chưa trở lại địa điểm làm việc trong vòng 15 ngày.
  • Doanh nghiệp đang thay đổi cơ cấu, công nghệ trong công ty. Hoặc có thể vì một số lý do kinh tế khác trong doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tiến hành hợp nhất, tách hoặc sáp nhập
  • Doanh nghiệp sa thải

Ngoài 7 trường hợp đã được nêu ở trên, nếu công ty, doanh nghiệp đuổi việc nhân viên với bất cứ lý do gì cũng sẽ không được chấp nhận. Có thể thấy rằng, hiện nay có rất nhiều công ty đã cố tình cắt giảm lương và trợ cấp để cho người lao động tự động xin nghỉ việc. Những hành vi này xấu và đáng bị xử phạt

Những mức xử phạt khi công ty ép nhân viên nghỉ việc

Phạt hành chính đến 5 triệu đồng

Trong trường hợp doanh nghiệp có những hành vi dưới đây sẽ bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng. Đã quy định trong Khoản 3 Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Bao gồm các hành vi:

  • Công ty cố tình xử phạt lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động đang đình công. Hoặc đối với những lãnh đạo đình công.
  • Công ty cố tình điều động những người lao động hoặc lãnh đạo đang đình công sang làm một công việc khác. Lý do vì người lao động đình công hoặc đang chuẩn bị tham gia đình công.
  • Công ty đã cố tình trù dập hoặc trả thù đối với những người lao động, lãnh đạo cố tình đình công.

Phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Khi doanh nghiệp sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng với những lao động nữ trong công ty. Được quy định trong Điểm e khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Bao gồm những lý do sa thải như sau:

  • Người lao động nữ kết hôn
  • Người lao động nữ đang mang thai
  • Người lao động nữ xin nghỉ chế độ thai sản
  • Người lao động nữ đang trong quá trình nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Phạt hành chính đến 100 triệu hoặc phạt cải tạo, phạt tù

Khi công ty ép nhân viên nghỉ việc, sa thải và điều này làm cho gia đình của người lao động rơi vào tình trạng khó khăn. Theo như khoản 1 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, công ty sẽ bị phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng. Hoặc có thể bị cải tạp không giam giữ, phạt tù đến 1 năm. Bao gồm những hành vi như sau:

  • Buộc các công chức và viên chức thôi việc trái pháp luật
  • Sa thải người lao động trái phát luật
  • Có hành vi cưỡng ép và đe dọa người lao động nghỉ việc.

Phạt hành chính đến 200 triệu hoặc phạt tù đến 3 năm

Khi doanh nghiệp sa thải hoặc bắt người lao động thôi việc trái pháp luật. Theo khoản 2 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng. Hoặc có thể bị phạt tù đến 3 năm. Các hành vi cụ thể như sau:

  • Sa thải trái pháp luật từ 2 người lao động trở lên
  • Cố tình sa thải lao động nữ khi biết người đó đang mang thai
  • Cố tình sa thải khi lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Sa thải vô cớ và làm người đó tự sát

Với những hành vi và mức xử phạt đã nêu trên, các công ty, doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn với vấn đề sa thải người lao động.

Xem thêm:

Thời gian thử việc có thể lên đến 6 tháng kể từ năm 2021

Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?

Tải về mẫu số 09/XN-NPT-TNCN: Kê khai người trực tiếp nuôi dưỡng