Chế Độ Kế Toán Chế độ kế toán theo TT113 Phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và chế độ kế toán...

Phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị

592

Nên áp dụng chế độ kế toán nào là một vấn đề khá nan giải đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải đáp vấn đề đó thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị

Định nghĩa và cách xác định đâu là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Định nghĩa của doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, hình thức này bao gồm ba loại hình: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Các doanh nghiệp này có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người. Đồng thời, doanh nghiệp này cần đáp ứng được hai tiêu chí:

  • Không quá 100 tỷ đồng nguồn vốn của doanh nghiệp
  • Không quá 300 tỷ đồng đối với tổng doanh thu của năm liền kề trước đó.

Như vậy, chúng ta có thể thấy cách để phân biệt doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn phụ thuộc vào quy mô của nó. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích sự khác nhau giữa hai doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ, trên các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội

  • Doanh nghiệp nhỏ: tối thiểu là 10 người và tối đa là 100 người.
  • Doanh nghiệp vừa: tối thiểu là 100 người và tối đa là 200 người.

Tổng doanh thu của năm

  • Doanh nghiệp nhỏ: 3 đến 50 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp vừa: từ 50 đến 200 tỷ đồng

Tổng nguồn vốn 

  • Doanh nghiệp nhỏ: từ 3 đến 20 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp vừa: từ 20 đến 100 tỷ đồng

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Số lao động tham gia BHXH

  • Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 50 người
  • Doanh nghiệp vừa: từ 50 đến 100 người

Tổng doanh thu

  • Doanh nghiệp nhỏ: 10 đến 100 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp vừa: 100 đến 300 tỷ đồng

Tổng nguồn vốn

  • Doanh nghiệp nhỏ: 3 đến 50 tỷ đồng
  • Doanh nghiệp vừa: 50 đến 100 tỷ đồng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng chế độ kế toán gì?

Phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị

Tùy vào điều kiện quản lý, tài nguyên, nhân lực, hoạt động mà doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán phù hợp đối với doanh nghiệp mình. Riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ kế toán sau:

  • Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 133/2016/TT-BTC
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp trên có thể hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Từ nông, lâm, ngư đến xây dựng, thương mại, dịch vụ…
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Sự khác nhau giữa chế độ kế toán theo Thông tư 133 và Thông tư 200

Hai Thông tư này có một số sự khác nhau cơ bản, tuy không lớn lắm. Cụ thể như sau:

Về đối tượng áp dụng

  • Thông tư 200 áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp này có thể chọn nếu thấy chế độ này phù hợp với công ty mình
  • Thông tư 133 cũng tương đối giống như Thông tư 200 nhưng trừ các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty đại chúng và Hợp tác xã.

Đối với việc chuyển đổi ngoại tệ sang VND

  • Thông tư 200  cho phép tài sản và nợ phải trả được quy ra VND dựa theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ. 
  • Thông tư 133 cho phép tài sản và nợ phải trả quy ra VND theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ.

Trong đó: 

  • Tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp phát sinh hoạt động giao dịch.
  • Tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ là trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản cuối kỳ của ngân hàng thương mại.

Trên đây là một số thông tin về các chế độ kế toán được áp dụng trong doanh nghiệp. Nếu như công ty bạn thuộc hai loại hình trên, bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi để lựa chọn chế độ kế toán phù hợp. Chúc bạn thành công!

Xem thêm

Những thay đổi quan trọng trong Chính sách bảo hiểm xã hội năm 2020

Quy định và nguyên tắc kiểm toán báo cáo tài chính mà bạn nên biết

Tài liệu kế toán cần phải lưu trữ thế nào cho đúng và hợp pháp?