Việc chấm dứt hợp đồng lao động là chuyện không mấy xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thời hạn, sự thay đổi cơ cấu nhân viên công ty. Như vậy, trong trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt thì sao? Trách nhiệm và nghĩa vụ được quy định như thế nào?
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
Nội dung được quy định ở Bộ luật lao động năm 2012. Ở đây cũng nêu rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hai trường hợp. Một là người lao động tự chấm dứt hoặc hai là chính doanh nghiệp tự chấm dứt hợp đồng.
Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật lao động 2012 cũng quy định rõ ràng về việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng đúng pháp luật. Có nghĩa là tuân thủ thời hạn báo trước. Trách nhiệm ở đây là gì?
- Cả hai bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của các bên. Việc này được thực hiện không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn nhưng không được quá 30 ngày.
- Doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục xác nhận. Đồng thời trả sổ bảo hiểm cùng một số giấy tờ khác lại cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp động
Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động đơn phương. Hoàn toàn có thể nhưng cũng cần tuân thủ theo những quy định của Pháp luật. Nếu không doanh nghiệp sẽ bị phạt.
Thứ nhất, khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo nội dung được quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương hủy hợp đồng và phải báo với nhân viên trước khoản thời gian nhất định. Cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: tối thiểu 45 ngày
- Đối với hợp đồng lao động có thời hạn: tối thiểu 30 ngày
- Đối với trường hợp đặc biệt: ốm đau, tai nạn và đang điều trị nhưng chưa phục hồi. Hoặc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ: thông báo trước ít nhất là 3 ngày.
Thứ hai, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật về việc chấm dứt hợp đồng
Làm trái quy định trên, cũng có nghĩa là doanh nghiệp không thông báo mà tự ý quyết định tức thời. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bắt buộc phải chịu phạt thực hiện những nghĩa vụ của mình. Điều này được quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động 2012:
- Nhận người lao động trở lại làm việc như hợp đồng trước đó. Đương nhiên, công ty vẫn phải trả đầy đủ quyền lợi cho họ từ tiền lương đến tiền bảo hiểm. Chưa hết, còn kèm với ít nhất hai tháng tiền lương.
- Nếu như người lao động muốn thôi việc luôn, doanh nghiệp cần bồi thường và trợ cấp cho họ.
- Nếu trường hợp doanh nghiệp không nhận lại người lao động mà muốn chấm dứt luôn thì sao? Hai bên sẽ thỏa thuận về số tiền bồi thường, tối thiểu là 2 tháng tiền lương.
- Nếu như doanh nghiệp vi phạm về thời hạn báo trước với người lao động. Doanh nghiệp phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của họ trong những ngày đó.
- Doanh nghiệp không được tự ý chấm dứt hợp đồng trong trường hợp lao động nữ mang thai, sinh con.
Trong thực tế, nhiều người lao động rơi vào trường hợp này nhưng lại không có nhiều kiến thức trong việc này. Do đó, bị công ty chèn ép và không đòi lại được quyền lợi của mình.
Trên đây là những thông tin tham khảo về việc chấm dứt hợp đồng đơn phương. Nắm kỹ những thông tin này, bạn có thể đảm bảo được quyền lợi của mình. Đặc biệt là trong những trường hợp doanh nghiệp tự ý chấm dứt hợp đồng trái với quy định của Pháp luật.
Xem thêm
Những điều cần biết về Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp cho lao động thời vụ
Để chi phí lãi vay được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, cần có những điều kiện gì?
Hình thức kế toán Nhật ký chung là gì? Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này?