Có bao nhiêu loại kế toán trong doanh nghiệp lớn? Đó là những loại nào và có những chức danh như thế nào? Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết nhé.
Kế toán trong doanh nghiệp là gì?
- Kế toán trong doanh nghiệp là gì? Là một trong những khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Các kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả và đáng tin cậy.
- Ngoài ra kế toán doanh nghiệp còn thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính,… Những vấn đề ấy được kê khai dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp.
- Trong kế toán doanh nghiệp được chia ra hai mảng bộ phận chính đó là: kế toán thuế và kế toán nội bộ
Các loại kế toán trong doanh nghiệp lớn hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại kế toán. Tùy theo từng doanh nghiệp mà công việc kế toán viên sẽ khác nhau. Có cách phân loại kế toán cụ thể như sau để mọi người tham khảo:
Kế toán thanh toán
Công việc của kế toán thanh toán bao gồm:
- Quản lý các khoản thu
+ Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: của các cổ đông, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.
+ Theo dõi tiền gửi ngân hàng: Theo dõi công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc thu hồi nợ. Theo dõi tiền gửi ngân hàng. Theo dõi việc thanh toán thẻ của khách hàng. Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi.
- Quản lý các khoản chi
+ Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, tuần. Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo.
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền mặt qua ngân hàng cho nhà cung cấp. Điển hình như đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, lập phiếu chi,…
- Kiểm soát hoạt động của thu ngân
+ Trực tiếp nhận các chứng từ liên quan từ bộ phận thu ngân. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ các chứng từ của thu ngân.
+ Kiểm soát các chứng từ của thu ngân trong trường hợp hệ thống PDA không hoạt động.
- Theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt
+ Kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định. In báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho giao dịch.
Kế toán ngân hàng
Công việc của kế toán ngân hàng bao gồm:
- Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.
- Định khoản, vào các máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
- Nhận chứng từ từ các ngân hàng, sắp xếp theo nội dung.
- Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.
- Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng. Nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
- Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng. Báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
- Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
- Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.
- Lập và nộp hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
- Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
- Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.
- Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.
- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.
- In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành kế toán nói chung và kế toán trong doanh nghiệp nói riêng. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề trên, thắc mắc thông tin về vấn đề trên,… thì bạn có thể xem và nghiên cứu thông qua bài viết để bản thân có được nhiều kiến thức hơn. Hy vọng bài viết sẽ là tư liệu khá bổ ích dành cho bạn.
Xem thêm
Cách phân loại tài khoản kế toán nhanh và dễ hiểu nhất
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách
Chứng từ kế toán của ngân hàng TMCP có những loại nào?